Connect with us

Hi, what are you looking for?

KINH NGHIỆM

Bài học từ sự sụp đổ đế chế Daewoo: Từ một gã khổng lồ Hàn Quốc nổi danh toàn cầu tới kết cục “tan đàn xẻ nghé” 

Từng là niềm kêu hãnh của Hàn Quốc, là một trong những công ty hàng đầu của đất nước này, bên cạnh Samsung, Hyundai, LG… Nhưng giờ đây, cái tên Daewoo gần như đã biến mất hẳn. Và có lẽ, những sai lầm không thể tha thứ của đội ngũ lãnh đạo Daewoo đã để lại bài học đắt giá cho những người đi sau. 

Đến trước khủng hoàng tài chính châu Á 1997, Daewoo vẫn là chaebol (tập đoàn đa ngành) lớn thứ 2 của Hàn Quốc chỉ sau Hyundai. Thế nhưng,  tháng 11/1999 có lẽ là một trong những ngày đen tối nhất trong lịch sử kinh tế Hàn Quốc, khi nước này chứng kiến sự sụp đổ của một biểu tượng về phép màu kinh tế, tập đoàn kinh doanh đa ngành Daewoo.

Daewoo (có nghĩa là “Vũ trụ vĩ đại”) được thành lập ngày 22/3/1967 với tên gọi ban đầu là Daewoo Industries, một công ty dệt may với số vốn ban đầu khoảng 5.000 USD. Nhà sáng lập của Daewoo khi đó là ông Kim Woo Choong, một cựu công nhân làm ở xưởng đóng tàu.

Ông Kim Woo Choong- Nhà sáng lập của Daewoo (Ảnh: Internet)

Ông Kim Woo Choong đã gây dựng nên một tập đoàn công nghiệp khổng lồ toàn cầu nổi tiếng nhất thế giới từ những ngày tháng khó khăn nhất, hoạt động trong các lĩnh vực từ ô tô, điện tử đến dịch vụ tài chính và xây dựng.

Nhưng một loạt sai lầm trong quản trị cùng với sự kiêu ngạo đến mức mù quáng của nhà sáng lập Kim Woo Choong đã đẩy tập đoàn này vào một “vũng lầy” không lối thoát.

Dù vậy, cho tới ngày nay, người ta vẫn biết đến Daewoo thông qua những công ty con còn sót lại của họ, gợi nhớ về ký ức hào hùng ngày nào của doanh nghiệp này trong quá khứ.

Tập đoàn Daewoo được thành lập bởi chủ tịch Kim Woo-jung – con trai của thống đốc tỉnh Daegu, Hàn Quốc. Chủ tịch Kim là một người vô cùng tài năng khi ông đã tốt nghiệp trường trung học Kyunggi danh tiếng, sau đó lấy bằng Kinh tế tại Đại học Yonsei ở Seoul.

Daewoo từng là đế chế lớn mạnh bậc nhất Hàn Quốc  (Ảnh: Nikkei).

Dưới sự cố vấn của cha, Kim Woo-jung đã thành lập nên Daewoo – dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “Vũ trụ vĩ đại” vào năm 1967.

Dưới thời tổng thống Park Chung Hee, các doanh nghiệp tư nhân lớn được trọng dụng thay vì các công ty thuộc nhà nước, mà sau này được gọi là chaebol. Các chaebol hưởng rất nhiều ưu đãi để có thể phát triển: được nhà nước bảo hộ độc quyền trong nước, vay vốn với mức lãi suất rất thấp đồng thời cũng nhận tài trợ từ chính phủ.

Đổi lại, các công ty này phải đạt được những thành tựu nhất định, đồng thời ủng hộ cho chính phủ của ông Park Chung hee.

Daewoo – khi đó mới chỉ là một doanh nghiệp nhỏ – được chính phủ lựa chọn làm một trong những công ty chủ chốt nhờ tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm quần áo rất lớn. Nhờ mối quan hệ của người cha với tổng thống, chủ tịch Kim đã mua lại hàng loại doanh nghiệp dệt may tại Hàn Quốc, tạo nên tập đoàn Daewoo.

Trong giai đoạn từ năm 1973 – 1981, tập đoàn này tạo dựng được danh tiếng thông qua hoạt động đóng tàu cũng như các dàn khoan dầu của mình, nhờ vào mức giá tương đối cạnh tranh. Sau đó, Daewoo mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ra toàn cầu khi liên kết với một số doanh nghiệp Mỹ và châu Âu.
Không chỉ dừng lại ở đó, Daewoo còn mở rộng sang ngành sản xuất ô tô và đạt được những thành công vang dội. Tập đoàn này là hãng sản xuất ô tô lớn thứ bảy và là nhà sản xuất ô tô lớn thứ sáu thế giới vào thời điểm những năm 80 – 90 của thế kỷ trước.

Đây là một trong những chiếc xe do hãng này sản xuất (Ảnh: Hamari autos) 

Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu từ Thái Lan đã diễn ra và lan rộng cho toàn khu vực; Hàn Quốc cũng là một trong số các nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, với tỷ lệ nợ / GDP tăng gấp đôi (từ 13% lên 30%). Và nhưng những sai lầm trong quản lý tài chính đã khiến cho tập đoàn này sa lầy

Năm 1998, khi đất nước đang lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, hầu hết các chaebol đều phải cắt giảm khi mà bốn doanh nghiệp lớn nhất thời đó (Samsung, LG, Hyundai và Daewoo) có tổng nợ phải trả gấp 5 lần vốn chủ sở hữu.

Daewoo lại làm ngược lại khi tiếp tục gia tăng số lượng công ty con của mình thêm 14, đồng thời tăng thêm lượng nợ vay lên tới 40%. Trong một năm mà tập đoàn này thua lỗ tới 550 tỷ won (458 triệu USD), việc mở rộng và tiếp tục vay mượn là sai lầm không thể tha thứ.

Sự kiêu ngạo và chủ quan của ông Kim đã khiến Daewoo phớt lờ những dấu hiệu cảnh báo và tiếp tục bành trướng giữa bối cảnh cuộc khủng hoảng rất phức tạp đang diễn ra.

Ngay năm sau, tập đoàn này chính thức phá sản với khoản nợ khoảng 50 tỷ USD (tương đương 77 tỷ USD theo tỷ giá vào năm 2019).

Chủ tịch Kim đã chạy trốn khỏi Hàn Quốc và chỉ quay lại vào tháng 6/2005. Vị chủ tịch này bị buộc tội chủ mưu gian lận kế toán 41 nghìn tỷ won (43,4 tỷ USD), vay bất hợp pháp 9,8 nghìn tỷ won (10,3 tỷ USD) và đưa 3,2 tỷ USD ra nước ngoài. Cuối tháng 6 năm đó, Kim Woo-jung bị kết tội tham ô và gian lận với án phạt là 10 năm tù.

Cuối năm 2019, vị chủ tịch của Daewoo qua đời ở tuổi 83; ông đã xây dựng thành công Daewoo trở thành một đế chế hàng đầu ở Hàn Quốc nhưng cũng đồng thời làm sụp đổ thành quả cả đời mình.

Tuy lụi tàn nhưng ngày nay, thương hiệu Daewoo được biết đến với 3 công ty: Daewoo Corporation, Daewoo Engineering & Construction và Daewoo International Corporation, hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, sản xuất và chế biến các sản phẩm về thép, đóng tàu và dịch vụ tài chính.

Là một trong những công ty biểu tượng tại Hàn Quốc, nhưng do việc mở rộng và vay nợ không kiểm soát cùng những gian lận tài chính tới từ người lãnh đạo đã khiến Daewoo lâm vào cảnh phá sản. Những gì còn lại của Daewoo là các công ty con vẫn còn hoạt động cho tới ngày nay.

Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

You May Also Like

DIỄN ĐÀN

Dù mới chỉ rục rịch lên thành phố nhưng giá đất huyện Bình Chánh đã chạm ngưỡng 300 triệu đồng/m2. Hứa hẹn là nơi...

DIỄN ĐÀN

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng liên tục tăng cao khiến nhiều người thi nhau đi gửi  nhưng quên mất là điều này...

DIỄN ĐÀN

Sau khi đóng hơn 15 tỷ đồng tiền cọc đấu giá đất ở huyện Diễn Châu (Nghệ An), 73 khách hàng trúng đấu giá...

DIỄN ĐÀN

Từ lâu suy nghĩ cho rằng bất động sản là kênh trú ẩn an toàn cùng với vàng, chứng khoán khi vật giá tăng,...

Advertisement

Copyright © 2023 Cafeland