Connect with us

Hi, what are you looking for?

NGƯỜI THÀNH CÔNG

Doanh nhân lão làng tiết lộ 4 “cảnh giới” nếu đạt được bạn sẽ không bao giờ lo thất nghiệp dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào

Sở hữu 4 phẩm chất dưới đây, bạn sẽ không những không lo mất việc, vững vàng trước khủng hoảng mà còn yên chí về giá trị của bản thân, thênh thang thăng tiến trên con đường sự nghiệp.

Biết “tự bùng cháy” đúng lúc

“Những người có thể tự mình bùng cháy không làm việc vì người khác bảo phải làm. Họ bắt tay vào làm trước cả khi bản thân được giao việc”, doanh nhân lão làng Nhật Bản Inamori Kazuo chia sẻ trong cuốn sách “Triết lý kinh doanh của Kyocera”.

Theo vị doanh nhân này, người có tinh thần “tự bùng cháy” như vậy luôn năng nổ, chủ động và quan trọng nhất, họ là người có thể lan toả nhiệt huyết đó cho cả công ty. Đó là kiểu nhân viên mà công ty rất cần có, không thể để mất.

Làm việc hết mình hết sức

“Trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo sản phẩm, có những người được mệnh danh là danh nhân hay nghệ nhân. Họ đã dành cả cuộc đời để nghiêm túc làm việc hết sức, chính vì thế, họ mới đạt tới cảnh giới đó”, Inamori Kazuo nói, “Nếu chỉ cố gắng chút ít thôi thì sẽ không thể đạt được”.

Đạt đến cảnh giới này, những thành quả của người đó tạo ra sẽ “khiến người ta phải cảm động”, khác hẳn những sản phẩm từ người làm việc qua loa. Đó mới chính là phẩm chất làm nên những danh nhân, nghệ nhân.

Ngoài ra, có câu “Nhân cách con người được hình thành thông qua lao động”. “Nhân cách được hình thành bằng việc chấp nhận chịu khổ cực, nghiêm túc cố gắng từ khi còn trẻ thì đến khi về già cũng khó có thể thay đổi”, nhà sáng lập Kyocera nói. Nghiêm túc làm việc hết mình chính là yếu tố hình thành nhân cách đáng quý của một người, khiến ai ai cũng yêu mến, cảm phục.

Doanh nhân lão làng Nhật Bản Inamori Kazuo (Ảnh: Internet)

Luôn học hỏi, sáng tạo và đưa ra những sáng kiến mới

Inamori Kazuo dẫn một ví dụ trong “Triết lý kinh doanh của Kyocera”: Nhà sáng lập tập đoàn Panasonic – Matsushita Konosuke – vốn là người chưa học hết cấp một. Ông tới Osaka để làm thợ học việc, và cuối cùng ông đã thành lập nên công ty sản xuất điện máy Matsushita (nay là Panasonic) lừng danh.

Theo nhà sáng lập Kyocera, cố gắng hết mình rất quan trọng, nhưng không đủ. Điều thiết yếu là vừa phải làm việc hết mình, vừa tự phê bình và cải thiện, cải tiến công việc, chứ không “vô thức lặp lại những công việc của ngày hôm qua”.

Thông qua những sáng kiến, những nỗ lực sáng tạo nhỏ bé mỗi ngày, một người lao công cũng có thể đạt đến thành công. “Không ngừng cải tiến có thể khiến những điều nhỏ bé nhất trở nên tốt hơn chính là tư duy của người làm việc có sáng tạo”, Inamori Kazuo nói. Tinh thần này đặc biệt quan trọng trong thời kỳ khủng hoảng, nhiều ngành nghề kinh doanh bế tắc như hiện nay.

Làm việc vì thật sự đam mê, yêu thích

Đây cũng chính là phẩm chất đáng quý nơi người nhân viên mà không nhà lãnh đạo nào muốn đánh mất.

Inamori Kazuo kể, hồi ông tốt nghiệp đại học năm 1955, thời nước Nhật còn đang trong khủng hoảng sau cuộc chiến tranh Triều Tiên và không có nhiều việc làm.

Ông được nhận vào làm trong một công ty sản xuất thiết bị cách điện có tên là Nhà máy Công nghiệp Shofu ở Kyoto, nơi mà “việc chậm lương một, hai tuần là không hề hiếm. Và do tình hình kinh doanh của công ty không được tốt, cũng hay xảy ra những cuộc tranh luận với công đoàn về quyền của người lao động”.

Doanh nhân lão làng Nhật Bản Inamori Kazuo (Ảnh: Internet)

Lúc đó ông có suy nghĩ: “Cứ ngồi than thở cũng không ích gì. Ta cứ dồn sức vào công việc xem sao”. Và từ đó, ông mê mải với công việc nghiên cứu vật liệu gốm sứ.

Cảm giác ấy đã khiến ông càng dành nhiều tâm sức cho công việc nghiên cứu. Thế là ông lại gặt hái thêm thành quả. Cứ như vậy sau khoảng một năm, ông đã trở thành người đầu tiên nghiên cứu thành công công nghệ mới về vật liệu cách điện tần số cao tại Nhật. Khi biết yêu thích công việc, chúng ta sẽ vượt qua khó khăn.

Ông thuật lại trong “Triết lý kinh doanh của Kyocera”: “Ngay cả khi đã thành lập Kyocera, tôi vẫn làm việc từ sáng sớm đến tối muộn. Hàng xóm hỏi vợ tôi: “Chồng chị mấy giờ mới về tới nhà?” Cha mẹ tôi ở quê thì thường xuyên viết thư bày tỏ sự lo lắng: “Làm việc nhiều như thế thì chẳng mấy chốc sẽ gục mất đấy”. Người ngoài nhìn vào sẽ nghĩ tôi thật vất vả, nhưng bản thân tôi làm vì yêu thích nên tôi không hề cảm thấy cực khổ hay mệt mỏi.

 

 

Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

You May Also Like

DIỄN ĐÀN

Dù mới chỉ rục rịch lên thành phố nhưng giá đất huyện Bình Chánh đã chạm ngưỡng 300 triệu đồng/m2. Hứa hẹn là nơi...

DIỄN ĐÀN

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng liên tục tăng cao khiến nhiều người thi nhau đi gửi  nhưng quên mất là điều này...

DIỄN ĐÀN

Sau khi đóng hơn 15 tỷ đồng tiền cọc đấu giá đất ở huyện Diễn Châu (Nghệ An), 73 khách hàng trúng đấu giá...

DIỄN ĐÀN

Từ lâu suy nghĩ cho rằng bất động sản là kênh trú ẩn an toàn cùng với vàng, chứng khoán khi vật giá tăng,...

Advertisement

Copyright © 2023 Cafeland