Connect with us

Hi, what are you looking for?

KINH NGHIỆM

Mất tiền, mất đất vì ngộ nhận giá trị pháp lý của vi bằng

Thời gian qua, hình thức giao dịch nhà đất bằng vi bằng được người dân sử dụng rất phổ biến mặc dù chuyên gia vẫn luôn khuyến cáo không an toàn.

Mất tiền, mất nhà vì mua qua vi bằng

Anh Tuấn Minh là nhân viên kỹ thuật của một công ty trong KCN Tân Thới Hiệp (quận 12, TP.HCM) vẫn còn chưa hết đau đớn khi kể lại câu chuyện mua nhà thông qua vi bằng của mình.

Cụ thể, thời điểm cuối năm 2015, anh Minh bỏ ra 570 triệu đồng mua một căn nhà diện tích 3,2 x 10 m, kết cấu 2,5 tầng tại huyện Hóc Môn (TP.HCM). Căn nhà này có diện tích không đủ tách thửa, ra sổ đỏ riêng mà đứng chung với 3 căn nhà khác có cùng diện tích. Do đó, việc mua bán căn nhà phải thực hiện qua hình thức lập vi bằng, giao dịch tại văn phòng thừa phát lại theo đề xuất của chủ nhà.

Ảnh minh họa

“Chúng tôi viết giấy tay mua bán nhà. Khi tôi giao tiền thì có văn phòng thừa phát lại lập vi bằng làm chứng. Tại đây, chủ nhà cũng viết giấy giao nhà cho tôi và cam kết sẽ đưa tên tôi vào sổ đỏ để thành người đồng sở hữu với chủ các căn nhà khác khi đã bán hết 4 căn nhà trên. Yên tâm có bản vi bằng của thừa phát lại nên tôi cũng không quá sát sao việc đưa tên mình vào sổ đỏ chung”, anh Minh nhớ lại.

Đến tháng 2/2017, sau mấy ngày nghỉ tết từ quê trở lại Sài Gòn, anh Minh cùng với chủ nhân 3 căn nhà còn lại hoảng hốt trước thông báo của ngân hàng về việc siết nợ cả 4 căn nhà do chủ nhà đã đem thế chấp ngân hàng và mất khả năng trả nợ. Sau đó, cả 4 hộ dân đều phải rời khỏi chỗ ở của mình.

Vụ việc ập đến, anh Minh mới tìm hiểu kỹ về vi bằng và khi đó mới biết loại giấy tờ này chỉ ghi nhận vụ giao dịch và chỉ có giá trị làm chứng cứ để tố cáo chủ nhà có hành vi lừa đảo. Nhưng lúc này nó cũng không có giá trị vì chủ nhà không còn khả năng trả nợ.

Ảnh minh họa

Đặc biệt, có một số cò đất còn liều lĩnh sử dụng thuật ngữ “vi bằng công chứng thừa phát lại”, “công chứng thừa phát lại” tư vấn lập lờ cho người dân, để người dân nhầm tưởng đây là một thuật ngữ pháp lý và tin tưởng rằng giao dịch đã có sự đảm bảo về mặt pháp lý và “cứ yên tâm mua”. Nhiều người dân không hiểu rõ đã sập bẫy này của cò đất.

Điều đáng báo động hiện nay là các giao dịch mua bán nhà đất do thực hiện bằng vi bằng nên không thông qua chính quyền địa phương. Thường chỉ khi xảy ra hậu quả người dân mới đến trình báo thì sự việc đã muộn.

Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

You May Also Like

DIỄN ĐÀN

Dù mới chỉ rục rịch lên thành phố nhưng giá đất huyện Bình Chánh đã chạm ngưỡng 300 triệu đồng/m2. Hứa hẹn là nơi...

DIỄN ĐÀN

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng liên tục tăng cao khiến nhiều người thi nhau đi gửi  nhưng quên mất là điều này...

DIỄN ĐÀN

Sau khi đóng hơn 15 tỷ đồng tiền cọc đấu giá đất ở huyện Diễn Châu (Nghệ An), 73 khách hàng trúng đấu giá...

DIỄN ĐÀN

Từ lâu suy nghĩ cho rằng bất động sản là kênh trú ẩn an toàn cùng với vàng, chứng khoán khi vật giá tăng,...

Advertisement

Copyright © 2023 Cafeland