Connect with us

Hi, what are you looking for?

KINH NGHIỆM

Trên 25 tuổi chưa tự mua được xe máy, 30 tuổi chưa mua được ô tô là lỗi của chính bạn

Đến năm 25 tuổi mà công việc chưa ổn định, thu nhập “lẹt đẹt” thì đó chính là lỗi của bạn. Còn trên 30 tuổi, chưa thể mua nổi ô tô thì đó chính là lỗi của chính bạn. Bạn chưa thật sự nỗ lực để bằng bạn, bằng bè.

Để tự mua một chiếc xe máy, bạn không nhất thiết phải có đủ số tiền để trả 1 lần. Xe máy tầm tiền 15-20 triệu đồng là chạy ổn. Nếu bạn có mức thu nhập ổn định từ 8-12 triệu/ tháng, bạn có thể vay mượn hoặc trả góp để mua xe về. Mỗi tháng, chiếc xe máy chỉ tiêu tốn của bạn từ 400-500K tiền xăng và gửi xe thôi.

Còn để mua 1 chiếc ô tô, nếu có mức thu nhập từ 15-25 triệu đồng/ tháng thì có thể mua trả góp. Thường thì chiếc xe đầu tiên nhiều người hay mua xe đã qua sử dụng. Lái mới, dễ va quệt và chưa đủ tài chính là những lý do cơ bản. Do đó, để mua ô tô cũ, bạn cần có trên 100 triệu, vay thêm 100-200 triệu là có thể mua xe ô tô rồi. Còn nếu dư giả, bạn có thể mua xe từ 300-500 triệu là có thể đi xe mới. Chi phí “nuôi” một chiếc ô tô từ 4-5 triệu đồng/ tháng (chưa tính tiền khấu hao).

Để có đủ tiền tự mình mua cho mình chiếc xe máy hoặc ô tô ưng ý, bạn có thể tham khảo 6 bước lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân sau đây:

1. Đánh giá tình hình tài chính trước khi bắt đầu quản lý tài chính cá nhân

Trung thực đưa ra nhận định về tình hình tài chính của bản thân. Càng chi tiết càng tốt bạn nhé! Ở bước này thông tin sẽ bao gồm toàn bộ những gì liên quan đến tài chính cá nhân như: thu nhập, các khoản nợ, các khoản cho vay… Thông tin chi tiết sẽ là cơ sở để bạn lập được kế hoạch quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bản thân.

2. Đặt ra các mục tiêu tài chính cần đạt được

Bất cứ mục tiêu tài chính nào bạn muốn thì đều nên ghi ra. Cụ thể bằng tên và giá trị tương ứng cùng thời cần đạt được. Ví dụ: bạn cần 10 triệu để đi du lịch Nha Trang vào tháng 7. Mục tiêu tài chính có thể là mục tiêu chi tiêu, nhưng cũng có thể là mục tiêu tiết kiệm.

Bạn có thể tham khảo tính năng Goal Save của ngân hàng số Timo để việc đặt ra các mục tiêu tài chính dễ dàng hơn. Bạn sẽ được tự mình đặt mục tiêu và số tiền muốn tích góp, Timo sẽ tự động chuyển từ tài khoản Spend Account vào Timo Goal Save của bạn. Điều đặc biệt, với Goal Save bạn có thể đặt cùng lúc nhiều mục tiêu.

3. Cân nhắc loại bỏ những chi tiêu không cần thiết

Tiếp tục ghi chép lại những chi tiêu của bạn. Bạn có thấy có bất ổn gì không? Có phải tất cả chi tiêu này là cần thiết? Rà soát và điều chỉnh lại danh sách chi tiêu của bạn để loại bỏ đi những chi tiêu không cần thiết. Chi tiêu không cần thiết là chi tiêu không mang lại hiệu quả, hoặc chỉ là chi tiêu mang tính nhất thời, cảm xúc. Ví dụ: bạn thích mua thêm 1 thỏi son vì nó đang có giảm giá mặc dù thỏi son bạn đang dùng vẫn còn nhiều.

4. Lập bản kế hoạch chi tiêu
Có nhiều cách để bạn lập bảng kế hoạch chi tiêu. Từ bảng chi tiêu này bạn sẽ lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân của mình hiệu quả. Hãy tham khảo cách lập bảng chi tiêu bằng cách áp dụng:

Quy tắc 50/20/30: Đây là quy tắc phân chia tỷ lệ sử dụng tài chính: 50% cho nhu cầu thiết yếu; 20% cho tiết kiệm hoặc trả nợ, 30% cho tiêu dùng cá nhân.
Quy tắc 6 chiếc hũ: hũ 1 – 55% cho nhu cầu thiết yếu, hũ 2 – 10% cho đầu tư, hũ 3 – 10% cho gửi tiết kiệm, hũ 4 – 10% cho hưởng thụ, hũ 5 – 10% cho giáo dục, hũ 6 – 5% cho từ thiện.
phương pháp 50/30/20.

5. Xác định thời gian hoàn thành các mục tiêu
Với các mục tiêu tài chính, sau khi xác định được con số cụ thể cùng nội dung liên quan thì việc xác định thời gian thực hiện là cần thiết. Nếu không có thời gian thực hiện thì sẽ không đảm bảo thời hạn đạt mục tiêu.

Thời gian hoàn thành các mục tiêu được xây dựng dựa trên bản chất của mục tiêu, tình hình thực tế. Lưu ý, chia nhỏ thời gian hoàn thành để đạt được thời gian tổng của mục tiêu. Ví dụ như: bạn cần tiết kiệm 10 triệu để đi du lịch Nha Trang trong 3 tháng, thì mỗi tháng bạn cần tiết kiệm bao nhiêu, mỗi ngày cần tiết kiệm bao nhiêu?

6. Tuân thủ bảng kế hoạch chi tiêu
Quy tắc để bất cứ bảng kế hoạch chi tiêu nào được áp dụng thành công là tính kỷ luật, tuân thủ và sự nghiêm túc khi thực hiện. Sẽ không có một mục tiêu hay kế hoạch chi tiêu nào sẽ thành công nếu chính bản thân bạn bỏ giữa chừng, hoặc không nghiêm túc thực hiện.

Những điều cần lưu ý khi lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân

Để việc lập kế hoạch tài chính cá nhân đảm bảo thành công thì bạn hãy tham khảo những lưu ý sau đây:

Đừng lập kế hoạch quản lý tài chính quá xa rời so với thực tế của bạn. Chủ động theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch quản lý tài chính để nhanh chóng có những điều chỉnh phù hợp.
Sử dụng thêm những công cụ hỗ trợ để kế hoạch quản lý tài chính có độ trực quan, chính xác cao như công cụ tính toán, ứng dụng điện thoại…

Lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân là việc cần làm của mỗi người nếu muốn tiết kiệm tiền thành công. Thông qua việc lập và thực hiện sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả phục vụ cuộc sống của bạn tốt hơn.

Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

You May Also Like

DIỄN ĐÀN

Dù mới chỉ rục rịch lên thành phố nhưng giá đất huyện Bình Chánh đã chạm ngưỡng 300 triệu đồng/m2. Hứa hẹn là nơi...

DIỄN ĐÀN

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng liên tục tăng cao khiến nhiều người thi nhau đi gửi  nhưng quên mất là điều này...

DIỄN ĐÀN

Sau khi đóng hơn 15 tỷ đồng tiền cọc đấu giá đất ở huyện Diễn Châu (Nghệ An), 73 khách hàng trúng đấu giá...

DIỄN ĐÀN

Từ lâu suy nghĩ cho rằng bất động sản là kênh trú ẩn an toàn cùng với vàng, chứng khoán khi vật giá tăng,...

Advertisement

Copyright © 2023 Cafeland