Connect with us

Hi, what are you looking for?

DIỄN ĐÀN

Bán cắt lỗ nhà đất vẫn ế sưng, nhà đầu tư méo mặt vì gánh nợ ngân hàng

Cơn sốt đất qua đi, giao dịch nhỏ giọt khiến nhiều môi giới, cò đất chuyển nghề, nhà đầu tư lỡ ôm đất lướt sóng chưa đẩy được hàng, lại phải cõng trên lưng gánh nặng lãi suất, nợ ngân hàng ngày một tăng…

Sau cơn sốt vào đầu năm, thị trường bất động sản trở nên yên ắng, giao dịch giảm mạnh khiến bóng dáng các môi giới, cò đất cũng như nhà đầu tư mất hút trên thị trường.

Nếu như trước kia sốt đất nóng bỏng, nhà đầu tư tập nập về Bắc Giang để xem đất thì khoảng 5-6 tháng trở lại đây, lượng người giao dịch, tham gia các cuộc đấu giá đất ở Bắc Giang giảm rõ rệt. Số lô đất không có người mua còn nhiều.

Tại một số huyện như: Yên Dũng, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Tân Yên, Yên Thế trong 9 tháng năm 2022 có khoảng 300 lô đất bị bỏ cọc, trong đó, nhiều nhất là Tân Yên hơn 130 lô.

Tình trạng đất đấu giá bị ế không chỉ xảy ra ở Bắc Giang, mà ở nhiều địa phương khác cũng trong tình cảnh tương tự.

Tại Hải Dương, vào cuối tháng 3/2022, 31 lô đất ở xã Cổ Bì (huyện Bình Giang) được tổ chức đấu giá thì có tới hơn 300 hồ sơ tham gia đấu giá. Điều đáng nói là, trong 31 lô đất đấấu giá thành công trên, khi hết hạn nộp tiền trúng đấu giá đất cũng chỉ có 2 trường hợp nộp tiền, còn 29 người còn lại đã bỏ và chấp nhận mất tiền đặt cọc.

Năm 2021, khi có thông tin về dự án mới sẽ được đầu tư ở nơi đây. Thời điểm đó, giá đất ở xã Lê Lợi (TP Chí Linh, Hải Dương) bỗng “nổi sóng”, ngày nào cũng có nhiều đoàn xe ô tô con chở hàng trăm “cò đất” lùng sục khắp các ngõ ngách trong các làng để tìm mua đất khiến giá đất trước đây chỉ khoảng 3-5 triệu đồng/m2 thì tăng vọt lên đến 15-20 triệu đồng/m2.

Nhưng hiện tại, chẳng thấy bóng dáng nhà đầu tư nào đến hỏi mua đất nữa, thông tin về dự án đầu tư ở đây cũng chưa thực sự rõ ràng có thật hay không nhưng ‘sóng’ thì chìm nghỉm mất rồi.

Ảnh minh họa

Khi sốt đất, không ít người, nhờ đó mà kiếm khoản tiền lớn trong chớp mắt. Vì thế nhiều người theo nhau đi làm môi giới, buôn bán bất động sản. Nhưng khi thị trường BĐS nhiều nơi đã chững lại, giao dịch thưa thớt, khách vắng hẳn nên lực lượng môi giới đất cũng thất nghiệp và dần vắng bóng.

Những chiếc lều, bạt được dựng tạm trên các khu dân cư mới làm nơi giao dịch, mua bán đất hồi nào giờ đã được tháo dỡ, hoặc đóng cửa.

Thời điểm này, những người “ôm đất” với giá cao mới thực sự “ngấm đòn”.

Cuối năm 2021, chị T.B.Y ở Kiên Giang vay 600 triệu đồng từ ngân hàng để mua miếng đất ở thị trấn Giồng Riềng với giá 1 tỷ đồng, chị định khoảng 6 tháng đến 1 năm sau thì sẽ rao bán lại để kiếm lời.

Thế nhưng hơn 1 tháng nay, ngoài nhờ bàn bè, người thân rao bán hộ miếng đất, chị T.B.Y liên tục đăng thông, rao bán khắp nơi, đưa cả lên các trang mạng xã hội nhưng vẫn chưa bán được.

Đất thì chưa bán được, lời lãi đầu không thấy nhưng hiện tại mỗi tháng chị T.B.Y phải trả cả gốc lẫn lãi khoảng hơn 7 triệu đồng.

Nhiều môi giới cho biết, họ đã chuyển sang việc khác để làm thay vì làm môi giới BĐS. Còn những người lỡ “ôm đất” đầu tư theo kiểu “lướt sóng” thì như đang ngồi trên đống lửa bởi giá đất giảm, tiền vay từ ngân hàng ngày một nặng hơn vì lãi suất tăng.

 

 

Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

You May Also Like

DIỄN ĐÀN

Dù mới chỉ rục rịch lên thành phố nhưng giá đất huyện Bình Chánh đã chạm ngưỡng 300 triệu đồng/m2. Hứa hẹn là nơi...

DIỄN ĐÀN

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng liên tục tăng cao khiến nhiều người thi nhau đi gửi  nhưng quên mất là điều này...

DIỄN ĐÀN

Sau khi đóng hơn 15 tỷ đồng tiền cọc đấu giá đất ở huyện Diễn Châu (Nghệ An), 73 khách hàng trúng đấu giá...

DIỄN ĐÀN

Từ lâu suy nghĩ cho rằng bất động sản là kênh trú ẩn an toàn cùng với vàng, chứng khoán khi vật giá tăng,...

Advertisement

Copyright © 2023 Cafeland