Connect with us

Hi, what are you looking for?

KINH NGHIỆM

Bầu Đức nói về việc làm ăn với thương nhân Trung Quốc: Họ là những tay buôn lão làng của thế giới

Khi nói về việc làm ăn với thương nhân Trung Quốc, chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai, ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) chia sẻ: “ Họ là những tay buôn lão làng của thế giới. Mình làm không chuyên nghiệp là bị ép ngay. Với những khách hàng như vậy, việc của mình là làm sao đưa được họ vào tầm kiểm soát.”

“Nói thật, nông sản của Việt Nam bây giờ phải tập hợp dưới một chuẩn mực nghiêm ngặt thì mới nâng giá trị lên được. Hiện tại, chúng ta cứ làm theo yêu cầu của thị trường này một chút, làm theo tiêu chuẩn của thị trường kia một xíu, rồi lại làm theo nhu cầu dễ dãi của thị trường nội địa một ít… cứ đi mãi theo kiểu đó là mình sẽ không ổn.

Bầu Đức cho rằng, phải tự chọn cho mình một tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn mà cả thế giới phải soi vào, để từ đó, với mỗi khách hàng cụ thể, mình có sự điều chỉnh cụ thể. Chỉ vậy thôi.

Còn đối với riêng trái cây, Việt Nam rất lợi thế so với các nước khác trên thế giới vì mình gần Trung Quốc – một thị trường khổng lồ. Một năm họ tiêu thụ đến mấy trăm tỷ USD cho trái cây chứ không phải chỉ một vài tỷ như mình đang xuất được. Nông sản Việt Nam chỉ là một phần nhỏ xíu trong tổng lượng trái cây Trung Quốc nhập thôi.

Như vậy, một người hàng xóm tỉnh táo là phải nhìn ra điều đó. Chỉ cần tăng trưởng hàng năm với quốc gia này mười mấy hai mươi phần trăm là coi như nông dân mình làm mệt rồi.

Nhưng ông cũng nhấn mạnh làm ăn với họ cần biết rằng, thương nhân Trung Quốc không vừa đâu. Họ là những tay buôn lão làng của thế giới. Mình làm không chuyên nghiệp là bị ép liền. Với những khách hàng như vậy, việc của mình là làm sao đưa được khách vào tầm kiểm soát.

Bầu Đức cho rằng, phải tự chọn cho mình một tiêu chuẩn mà cả thế giới phải soi vào (Ảnh: Internet)

Đối với hàng hóa phải đạt chất lượng rất cao, tương đương với Châu Âu, hàng tào lao không có cơ hội  vào đó. Còn nếu bán cho các tỉnh gần biên giới Việt Nam, chất lượng hàng hóa có thấp một tý, họ vẫn mua.

Chẳng hạn với câu chuyện này: Năm 2017, một lô trái thanh long đầu tiên cỡ 2,5 tấn, chưa được một container xuất đi Australia, có đến hàng trăm tờ báo đăng. Rồi trái thanh long vào siêu thị ở Australia cũng tương đương từng ấy tờ báo loan tin.

Nhưng không ai để ý, cũng trong ngày hôm đó, cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc ở Lào Cai có đến 500 container thanh long được xuất đi. Không một ai nói câu nào!

Ta không chịu nhìn thấy nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc là kìn kìn hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm.

Như vậy mới thấy chuyện định hướng của chúng ta là đang sai.

Chưa được 1 container xuất sang Australia, đương nhiên không thể nói đó là thị trường lớn. Và nông dân Việt Nam không thể dựa vào một container để sống, chứ nói gì đến làm giàu. Nhưng truyền thông đã tô vẽ ra lớn quá, làm cho nông dân, doanh nghiệp, tất cả các bên liên quan vô hình chung bị ngộ nhận.

Nói thật, cỡ Australia tôi không bao giờ quan tâm. Đây cũng chỉ là một thị trường như bao thị trường khác. Mình bán cho Australia cũng như mình bán cho Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan hay các nước Asean…

Mình phải ưu tiên cho thị trường nào ở gần mình hơn, dễ dàng bán hơn, mua nhiều hơn, mua thường xuyên hơn. Đó là bài toán đương nhiên làm ăn kinh doanh phải nhìn thấy.”

 

Quan điểm của ông Đoàn Nguyên Đức  về việc xuất khẩu chuối và hoa quả sang Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia khác rất rõ ràng:

1) Không biết tận dụng ông hàng xóm khổng lồ như Trung Quốc là không tỉnh táo.

2) Làm doanh nhân cần phải tách bạch rõ, đâu là chính trị, đâu là lịch sử, và đâu là làm ăn kinh doanh.

3) Trung Quốc là thị trường khổng lồ, mỗi năm họ tiêu thụ vài trăm tỷ USD trái cây, chứ không phải chỉ có dăm tỷ đô như chúng ta đang xuất.

4) Muốn không bị ép thì mình phải có hàng hoá đủ lớn, chất lượng cao để có thể ép lại họ.

5) Trung Quốc cũng có nhiều loại: Bắc Kinh, Thượng Hải, Đại Liên thị trường cao cấp ngang châu Âu, chỉ có các tỉnh giáp biên giới bộ với Việt Nam là Quảng Tây, Vân Nam mới có tiêu chuẩn hàng hoá thấp thôi (GDP của Bắc Kinh, Thượng Hải tương đương Đài Loan, cao gấp gần 4 lần Quảng Tây).

6) Coi trọng thị trường Úc hơn Trung Quốc là với vẩn, Úc thị trường bé.

7) Chuối của HAGL làm ra đến đâu xuất hết đến đấy, kể cả giữa mùa dịch, 80% là xuất sang Trung Quốc, 20% là Nhật Bản và Hàn Quốc (bằng đường biển).

08) Mình phải ưu tiên cho thị trường nào ở gần mình hơn, dễ dàng bán hơn, mua nhiều hơn, mua thường xuyên hơn. Đó là bài toán đương nhiên làm ăn kinh doanh phải nhìn thấy.

09) Chỉ cần tăng trưởng tốt ở thị trường Trung Quốc thì nông dân VN đã đủ ấm rồi. Vấn đề là hàng hoá chất lượng phải cao, qui mô lớn, bán cho tỉnh thành phố mức sống cao, không bán theo dạng qua biên giới bộ như hiên nay.

T/h

Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

You May Also Like

DIỄN ĐÀN

Dù mới chỉ rục rịch lên thành phố nhưng giá đất huyện Bình Chánh đã chạm ngưỡng 300 triệu đồng/m2. Hứa hẹn là nơi...

DIỄN ĐÀN

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng liên tục tăng cao khiến nhiều người thi nhau đi gửi  nhưng quên mất là điều này...

DIỄN ĐÀN

Sau khi đóng hơn 15 tỷ đồng tiền cọc đấu giá đất ở huyện Diễn Châu (Nghệ An), 73 khách hàng trúng đấu giá...

DIỄN ĐÀN

Từ lâu suy nghĩ cho rằng bất động sản là kênh trú ẩn an toàn cùng với vàng, chứng khoán khi vật giá tăng,...

Advertisement

Copyright © 2023 Cafeland