Connect with us

Hi, what are you looking for?

NGƯỜI THÀNH CÔNG

Cách bậc thầy nghệ thuật kể chuyện Steve Jobs đã “thôi miên” khách hàng, khiến họ không ngại xuống tiền mua “táo khuyết”

Có thể nói bậc thầy kể chuyện Steve Jobs- Cố CEO Apple đã biến kỹ năng “kể chuyện” – “Storytelling” thành môn nghệ thuật đúng nghĩa. Chính điều này đã khiến khách hàng Apple nhanh chóng rút ví và không chần chừ xuống tiền mua các sản phẩm “táo khuyết”.

Có lẽ không còn nhiều người nhớ về iPod, sản phẩm máy nghe nhạc lừng lẫy một thời của Apple. Được mệnh danh là “cha đẻ của những chiếc iPod”, Tony Fadell là một trong những nhân viên ưu tú của gã khổng lồ công nghệ nước Mỹ.

Tony Fadell là một trong những nhân viên ưu tú mà gã khổng lồ công nghệ nước Mỹ. (Ảnh: Internet)

Khi nhớ lại những ngày còn làm việc tại Apple, ông Tony Fadell nhắc về kỷ niệm khiến ông nhớ mãi: Đó chính là khoảnh khắc cố CEO Steve Jobs giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2007.

Chia sẻ trên Fast Company, ông Tony Fadell cho biết đây là một trong những bài thuyết trình “kinh điển” nhất mà cố CEO Apple từng thực hiện.

Nghệ thuật kể chuyện của cố CEO Apple Steve Jobs

Trong bài thuyết trình của mình, cố  CEO của Apple cho biết: Mỗi sản phẩm ra đời nên có một câu chuyện giải thích lý do vì sao nó cần tồn tại và nó sẽ giúp giải quyết các vấn đề của khách hàng như thế nào.

Một câu chuyện về sản phẩm tốt cần ba yếu tố: Thu hút khía cạnh lý trí và cảm xúc con người, có những khái niệm phức tạp và làm cho chúng trở nên đơn giản, tập trung giải quyết các vấn đề”

“Năm 1984, chúng tôi giới thiệu Macintosh. Nó không chỉ thay đổi Apple mà đã thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp máy tính. Năm 2001, chúng tôi giới thiệu iPod đầu tiên, và nó không chỉ thay đổi cách nghe nhạc của tất cả chúng ta mà còn thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp âm nhạc”, ông nói thêm.

Ngay sau đó, Steve Jobs khẳng định sản phẩm mà Apple sắp giới thiệu không phải là thiết bị riêng biệt. Đây là một thiết bị duy nhất, và họ gọi nó là iPhone. Đó là phần phát biểu mà mọi người đều nhớ.

Steve Jobs nhắc khán giả về các vấn đề mà Apple đang giải quyết cho họ. “Những chiếc điện thoại cao cấp nhất được gọi là smartphone. Tuy nhiên, vấn đề của chúng là không thông minh và khó để sử dụng”

Steve Jobs đã sử dụng một kỹ thuật mà sau này Tony Fadell gọi là “virus của sự nghi ngờ”. Đó là một cách để tiếp cận tâm trí của mọi người, nhắc nhở họ về sự thất vọng hàng ngày, khiến họ khó chịu. Sau đó lại lập tức đưa ra giải pháp cho khách hàng. Steve Jobs khiến họ thất vọng về smartphone nhưng lại khiến họ hào hứng đối với sản phẩm mà ông giới thiệu.

Steve Jobs- Cố CEO Apple (Ảnh: Internet)

Đơn giản là trước khi cho khách hàng biết sản phẩm có tác dụng gì, ông luôn dành thời gian để giải thích lý do tại sao khách hàng cần sản phẩm đó. Mọi thứ diễn ra theo cách tự nhiên và dễ dàng.

Steve Jobs rất bình tĩnh, ông ấy không chuẩn bị cũng chẳng có giấy tờ nào cầm tay khi diễn thuyết. Mọi thứ mà Steve nói giống như đang hòa quyện vào nhau- Tony Fadell chia sẻ.

Bài thuyết trình của Steve Jobs giống như một cuộc trò chuyện hàng ngày. Đó là câu chuyện của sản phẩm.

Câu chuyện hay cần có sự đồng cảm

Một câu chuyện hay cần phải kết hợp giữa sự thật và cảm xúc của khách hàng. Trước tiên, Steve cần có đủ thông tin chi tiết và thông tin cụ thể để đưa ra các lập luận xác đáng. Mọi thứ đều dựa trên thực tế.

Điều mà Steve Jobs làm một cách hoàn hảo đó là kết nối cảm xúc của khách hàng với những gì mà họ quan tâm, kể cả đó có là sự lo lắng hay sợ hãi… Một nhà cung cấp cũng phải tìm được cách để khách hàng có một cái nhìn hấp dẫn về tương lai.

Bộ não khách hàng không phải lúc nào cũng hoạt động đồng điệu với bộ não của người diễn thuyết. Đôi khi lý lẽ của người kể sẽ tạo ra một kết nối tình cảm với khách hàng, và điều này thôi thúc họ mua sản phẩm.

Steve Jobs kết nối cảm xúc của khách hàng với những gì mà họ quan tâm (Ảnh: Internet)

Tony Fadell tiết lộ rằng Steve Jobs có thể đi bất kỳ đâu trên thế giới, nhưng trong đầu ông sẽ luôn nghĩ về công việc. Kể cả thời gian nghỉ ngơi, Steve Jobs cũng dùng để mở mang kiến thức. Đây là lý do mà cố CEO Apple có thể hòa mình vào bất kỳ câu chuyện nào mà ông kể.

Những câu chuyện thường rất nhanh và dễ nhớ, quan trọng hơn, chúng có thể được kể lại bất kỳ lúc nào. Trong khi đó, trải nghiệm sản phẩm là thứ khó có thể lan truyền. Steve Jobs đã biến những câu chuyện bình thường trở nên hấp dẫn đến mức khách hàng phải học và yêu thích câu chuyện đó, thậm chí là mong muốn sở hữu câu chuyện đó bằng cách mua sản phẩm.

Sự thành công của iPhone nói riêng và Apple nói chung ngày nay có công không nhỏ từ những câu chuyện được cố CEO Steve Jobs truyền đạt trong quá khứ. Chính vì vậy, khách hàng luôn sẵn sàng bỏ  tiền, thậm chí là xếp hàng để có thể là những người đầu tiên sở hữu sản phẩm mới của hãng này.

Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

You May Also Like

DIỄN ĐÀN

Dù mới chỉ rục rịch lên thành phố nhưng giá đất huyện Bình Chánh đã chạm ngưỡng 300 triệu đồng/m2. Hứa hẹn là nơi...

DIỄN ĐÀN

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng liên tục tăng cao khiến nhiều người thi nhau đi gửi  nhưng quên mất là điều này...

DIỄN ĐÀN

Sau khi đóng hơn 15 tỷ đồng tiền cọc đấu giá đất ở huyện Diễn Châu (Nghệ An), 73 khách hàng trúng đấu giá...

DIỄN ĐÀN

Từ lâu suy nghĩ cho rằng bất động sản là kênh trú ẩn an toàn cùng với vàng, chứng khoán khi vật giá tăng,...

Advertisement

Copyright © 2023 Cafeland