Yêu nhau đã đành một nhẽ, đặc biệt khi lấy nhau về rồi thì cả 2 lại phải đối mặt với đủ thứ trên trời dưới bể, tưởng như vô lý cũng có thể xảy ra.
Đáng kể nhất vẫn phải là vấn đề tiền nong, kế hoạch chi tiêu cho gia đình sao cân đối mà không bị thiếu thốn.
Cũng không thể thiếu cảnh những người đàn ông thường khi đi làm về vào cuối tháng, lĩnh lương xong sẽ đưa hết tiền cho vợ làm “thủ quỹ, thủ kho”. Nhiều người ở xã hôi này vẫn còn có cái nhìn gì đó, không đồng ý việc đưa hết tiền như vậy đối với phái mạnh, kèm theo lời khẳng định chắc nịnh đàn ông thì phải làm chủ kinh tế của gia đình.
(Ảnh minh họa: internet)
Nhưng mà họ lại quên mất rằng, những người phụ nữ trở thành người vợ từ khi còn trẻ, cũng chẳng hoàn toàn ham hố cái việc cầm tiền này một chút nào, vì đằng sau đấy là hàng tá mối lo không tên
Tháng nào cũng sẽ có đám hiếu, hỏi. Rồi tiền cho bố, mẹ 2 bên, họ nội họ ngoại ngày lễ. Hoặc đàn ông có thể không cần “thó” tiền của mình làm ra nếu như lo cho cả nhà 1 ngày 3 bữa cơm đầy đủ không thiếu chất, lo tiền học chính học thêm cho con cái, tiền hóa đơn, đi chợ,…
Nếu đàn ông vừa đi làm, vừa lo toan được tất cả những thứ ấy thì khỏi cần đưa tiền cho vợ.
(Ảnh minh họa: internet)
Việc đưa bao nhiêu cho vợ, thì các anh cũng có thể tự tính toán sao cho hợp lý để bản thân vẫn còn chút tiền khi cần thiết. Nhưng nếu nói “lấy tiền” của chính mình làm ra thì hẳn là các anh vẫn chưa thực sự nghĩ cho gia đình.
Cái gì muốn bền cũng nên xây dựng từ cả 2 phía, chứ không riêng gì tình cảm gia đình, tình cảm vợ chồng. Nếu như đàn ông thấy “nhục” chỉ vì 2 chữ đưa tiền cho vợ cầm, rồi quay ra nói vợ đưa tiền để làm việc mình cần là nhục thì có lẽ nên suy nghĩ lại kỹ càng, hãy thấu hiểu và đặt mình vào vị trí của người vợ để cảm thông!
