Connect with us

Hi, what are you looking for?

KINH NGHIỆM

Cân nhắc ghi tên các thành viên trong gia đình trên bìa đỏ thửa đất

Bộ TN&MT đang lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai sửa đổi về nội dung sổ đỏ hộ gia đình có thể ghi tên tất cả thành viên hộ gia đình.

Tại dự thảo Luật Đất đai sửa đổi Bộ TN&MT đang lấy ý kiến để thay thế Luật Đất đai 2013 một lần nữa nhắc tới nguyên tắc này, trong đó quy định về nguyên tắc cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cụ thể:

Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình thì cấp một Giấy chứng nhận ghi tên đại diện hộ gia đình trên Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện hộ gia đình.

Trường hợp các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình có nhu cầu thì cấp một Giấy chứng nhận ghi đầy đủ tên thành viên trên Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.

Việc xác định các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình để ghi tên trên Giấy chứng nhận do các thành viên này tự thỏa thuận bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi này, trường hợp các thành viên của hộ gia đình có nhu cầu thì sổ đỏ cấp hộ gia đình sẽ được ghi tên tất cả các thành viên của hộ gia đình đó.

Ảnh minh họa

Những thành viên nào đủ điều kiện để ghi tên trong sổ đỏ?

Theo PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến – Phó chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Luật Hà Nội, việc ghi tên các thành viên trong gia đình vào GCNQSDĐ cần làm rõ ràng, minh bạch nội dung, các thành viên trong hộ gia đình trước tiên phải là quan hệ huyết thống, người được ghi tên trong GCNQSDĐ phải ở độ tuổi thành niên tại thời điểm giao đất.

Lợi ích của việc ghi tên các thành viên nhằm giúp làm rõ khi có các quan hệ pháp luật liên quan đến các quyền về sử dụng đất; khi có tranh chấp đưa ra Toà án; các thủ tục pháp lý tại Văn phòng công chứng…

Đồng thời cũng cần xem xét rõ tư cách pháp nhân của các thành viên trong hộ gia đình để được ghi tên trong bìa đỏ.

Trên thực tế việc xác định ai là thành viên trong hộ gia đình là người đồng sử dụng đối với đất giao cho hộ gia đình là điều không hề đơn giản. Có trường hợp quan niệm, hộ gia đình sử dụng đất là các thành viên của hộ, có mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng.

Vì vậy, trên thực tế, khi thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất của hộ gia đình có không ít cơ quan công chứng, văn phòng công chứng yêu cầu tất cả các thành viên đã thành niên (thành viên từ đủ 18 tuổi trở nên) phải ký vào hợp đồng về chuyển quyền sử dụng đất (cho dù một số người này không có liên quan đến việc sử dụng đất) nhằm ngăn ngừa những tiềm ẩn, rủi ro có thể xảy ra…

PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến góp ý: Cần sửa đổi, bổ sung về cách giải thích khái niệm hộ gia đình sử dụng đất như hộ gia đình sử dụng đất là những người thành niên có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất” đảm bảo sự tương thích, thống nhất với quy định tại điều 20, điều 21 của Bộ luật dân sự năm 2015.

Ngoài ra, các thành viên được ghi tên trong bìa đỏ thửa đất phải đủ 18 tuổi trở lên tại thời điểm cấp bìa để tránh những phức tạp phát sinh về sau…

Vietnamnet

 

Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

You May Also Like

DIỄN ĐÀN

Dù mới chỉ rục rịch lên thành phố nhưng giá đất huyện Bình Chánh đã chạm ngưỡng 300 triệu đồng/m2. Hứa hẹn là nơi...

DIỄN ĐÀN

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng liên tục tăng cao khiến nhiều người thi nhau đi gửi  nhưng quên mất là điều này...

DIỄN ĐÀN

Sau khi đóng hơn 15 tỷ đồng tiền cọc đấu giá đất ở huyện Diễn Châu (Nghệ An), 73 khách hàng trúng đấu giá...

DIỄN ĐÀN

Từ lâu suy nghĩ cho rằng bất động sản là kênh trú ẩn an toàn cùng với vàng, chứng khoán khi vật giá tăng,...

Advertisement

Copyright © 2023 Cafeland