Connect with us

Hi, what are you looking for?

CỘNG ĐỒNG

Chàng trai 8X xứ Nghệ, bỏ việc ổn định về quê trồng dứa: Bị can ngăn nhưng vẫn quyết làm, thu lời nửa tỷ mỗi năm

Đang làm lái tàu ổn định, lương cao, Nguyễn Văn Hạnh quyết tâm từ bỏ để về quê trồng dứa và thành quả đáng tự hào.

Sinh ra và lớn lên tại Diễn Hoàng, Diễn Châu, Nghệ An, anh Nguyễn Văn Hạnh (33 tuổi) từng có một công việc mà nhiều người mơ ước là lái tàu biển.

Tuy nhiên, không bằng lòng với những gì mình đang có, anh luôn ấp ủ làm điều gì đó có ích cho vùng quê nơi mình lớn lên.

Sau những ngày tháng lênh đênh trên biển, mỗi khi về thăm quê, nhìn cảnh người dân trồng và thu hái dứa còn tồn đọng nhiều phụ phẩm và thực trạng được mùa không được giá.

Năm 2015, chàng trai xứ Nghệ quyết định bỏ công việc ổn định về quê làm nông dân với mong muốn làm ra những sản phẩm dứa “hạnh phúc”, phụ phẩm từ dứa thành “tài nguyên”

“Tôi quyết định chọn cây dứa vì nó có thân gai góc, đầu đội vương miện mà bên trong chín thì rất ngọt ngào còn tốt cho sức khỏe”, chàng trai xứ Nghệ nói.

Dốc toàn bộ số tiền tiết kiệm sau vài năm lái tàu biển, anh Hạnh mua được 2,7ha đất đồi và bắt tay vào trồng dứa.

Quyết định của anh gặp phải sự phản đối, can ngăn của nhiều người. Tuy nhiên, với sự quyết tâm, anh bỏ ngoài tai tất cả và lao vào tìm hiểu các kiến thức về trồng trọt, chăm sóc dứa một cách bền vững, hạn chế tác động đến môi trường.

Anh cho biết, dù vùng trồng dứa là địa hình đồi núi cao, thời tiết khắc nghiệt nhưng lại phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây dứa bởi hạn chế được ngập úng.

Bên cạnh đó, anh kết hợp quy trình canh tác thuận theo tự nhiên, đã tạo nên hương vị dứa Quỳnh Lưu thơm ngon khác biệt so với các vùng khác.

Những cánh đồng dứa mang tên “Hạnh phúc”.

Những ngày đầu “chân ướt chân ráo” về làm nông dân, anh Hạnh từng nhiều lần nản chí bởi những khó khăn, áp lực ập đến.

“Mỗi lần nản, tôi đều nghĩ đến lý do bắt đầu là làm ra ông sản sạch có lợi cho sức khỏe, mà có sức khỏe thì sẽ có hạnh phúc. Đó cũng là lý do các sản phẩm của chúng tôi làm ra đều mang tên “Hạnh phúc” vì mong muốn cả người trồng trọt và người dùng sản phẩm đều hạnh phúc”, anh Hạnh nói.

Không chỉ bán dứa quả truyền thống, anh Hạnh đầu tư công nghệ, máy móc để làm ra các sản phẩm: Dứa tươi, dứa sấy, giấm dứa, enzym dứa, nước dứa tươi và đặc biệt là sản phẩm tơ sợi từ lá dứa.

Hiện tại, các sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn Local Gap và chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm và chứng nhận ISO 22000:2018.

Nếu như trước kia sau mỗi vụ thu hoạch, người nông dân phải tốn thêm nhiều chi phí để xử lý nguồn rác thải nông nghiệp. Thì hiện nay, thực trạng đó đã được khắc phục một phần.

Bởi lá dứa được tận dụng để ép làm thành sợi, cung cấp nguyên liệu cho một số đối tác trong nước như đại học Bách khoa TPHCM và các làng nghề dệt may để làm ra các sản phẩm thời trang xuất khẩu.

Người dân thu hoạch lá dứa để ép thành sợi.

Tơ dứa sau khi tách sẽ ngâm vào giấm dứa để tẩy rửa, sau đó đem phơi khô. Những sợi này sẽ được se lại thành từng cuộn.

Không chỉ tạo ra những sản phẩm sạch, mục tiêu lớn hơn của anh Hạnh là đồng hành cùng bà con nông dân làm nông nghiệp sạch. Giữ chân người nông dân làm giàu trên chính cánh đồng của họ.

Tháng 7/2020, anh cùng các thanh niên vùng núi Quỳnh Lưu thành lập HTX Nông Sản Hạnh Phúc, nhằm hỗ trợ người dân canh tác dứa bền vững.

Hiện nay, hợp tác xã của anh có khoảng 44ha trồng dứa, mỗi vụ cho thu hoạch khoảng 30 tấn, đem về lợi nhuận 120-150 triệu đồng/ha/năm.

Nhìn lại hành trình gắn bó với cây dứa, anh Hạnh (bên trái) thấy mình được thêm nhiều bài học, nhiều trải nghiệm, nhiều thử thách và một hệ sinh thái các sản phẩm từ dứa đã ra đời được quý khách hàng trên cả nước yêu mến và lựa chọn.

“Bỏ phố về quê” làm nông đang trở thành trào lưu, tuy nhiên không phải ai cũng thành công. Vì vậy, để hạn chế rủi ro, anh Hạnh khuyên mọi người cần phải xác định rõ mục tiêu, chuẩn bị mọi kiến thức, các kỹ năng.

Cùng với đó là tinh thần vượt khó, vượt khổ và dám đón nhận mọi thử thách. Không làm theo trào lưu, ngẫu hứng mà phải có kế hoạch rõ ràng.

Trong tương lai, chàng trai xứ Nghệ muốn tập trung phát triển HTX nông sản Hạnh Phúc và dự án xuất khẩu sợi lá dứa, nhằm tạo thêm công việc làm, tăng thu nhập cho bà con.

Theo Dân Trí

Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

You May Also Like

DIỄN ĐÀN

Dù mới chỉ rục rịch lên thành phố nhưng giá đất huyện Bình Chánh đã chạm ngưỡng 300 triệu đồng/m2. Hứa hẹn là nơi...

DIỄN ĐÀN

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng liên tục tăng cao khiến nhiều người thi nhau đi gửi  nhưng quên mất là điều này...

DIỄN ĐÀN

Sau khi đóng hơn 15 tỷ đồng tiền cọc đấu giá đất ở huyện Diễn Châu (Nghệ An), 73 khách hàng trúng đấu giá...

DIỄN ĐÀN

Từ lâu suy nghĩ cho rằng bất động sản là kênh trú ẩn an toàn cùng với vàng, chứng khoán khi vật giá tăng,...

Advertisement

Copyright © 2023 Cafeland