Connect with us

Hi, what are you looking for?

DIỄN ĐÀN

Dốc hết tiền vào đất với giấc mộng đại gia nhưng cuối cùng lại quay cuồng trong nợ nần 

Nhiều nhà đầu tư bất động sản với tâm lý “liều để học” đã dốc hết vốn liếng mong thành đại gia nhưng khi thị trường đóng băng lại phải quay cuồng trong nợ nần.

Anh Kiên liều lĩnh lao vào cơn sốt đất tại Đông Anh với tâm lý “liều để học”, anh chọn mua một mảnh đất 80m2 giá 2,4 tỷ đồng.. Nhưng do thiếu kiến thức và nhận định nên khi thị trường gần đạt đỉnh, anh mới bắt đầu rót tiền. Lại được “cò đất” động viên, phải có niềm tin vào bức tranh màu hồng do họ vẽ ra nên anh xác định có thể không lãi đậm nhưng sẽ không lỗ, chưa kể sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm cho những lần đầu tư sau.

Giá lúc anh mua vào là 30 triệu đồng/m2 nhưng kỳ vọng của anh không thành hiện thực, giá không tăng lên mà quay đầu giảm xuống còn 27 triệu đồng/m2. Thị trường quay đầu, một năm sau, anh Kiên chấp nhận bán lỗ 400 triệu để rút tiền về kèm theo một bài học cay đắng về thất bại khi muốn trở thành đại gia buôn đất.

Ảnh minh họa

Chưa dừng lại, anh Kiên lại ‘liều’ lần 2. Sau một thời gian tìm hiểu, lần này anh Kiên tự tin hơn. Anh mạnh tay dốc hết tiền tích lũy và vay mượn thêm ngân hàng để gom 18 tỷ tiền đất. Sang tháng 5/2019, có người ngỏ ý muốn mua lại, trả anh giá 30 tỷ. Kỳ vọng giá sẽ còn tăng nữa nên anh Kiên chưa bán vội.

Từ tháng 7, giá đất chững lại và đến tháng 9, giá đất quay đầu giảm, khách trả anh 20 tỷ. Vừa tiếc công tiếc sức mà lời lãi chẳng đáng là bao nên anh vẫn cố giữ. Hiện tại, thị trường vẫn chưa khởi sắc lại cộng thêm dịch bệnh nên càng ảm đạm. Trong khi đó, vì cần tiền mặt nên anh chịu bán lỗ 20% nhưng vẫn chưa tìm được người mua. Bây giờ anh Kiên mới thấy hối hận vì đã bỏ qua mức lãi 10 tỷ đồng trong vòng nửa năm.

Không riêng gì anh Kiên, cũng rất nhiều nhà đầu tư fốc hết vốn liếng vào đầu tư, không có nguồn thu khác, tiền mặt không còn lại phải trả nợ ngân hàng nên phải chạy vạy đi vay mượn khắp nơi.

Tâm lý đầu tư nhà đất “1 vốn 4 lời” khiến nhiều người dốc hết tiền của để tham gia mà không tính đến rủi ro do tác động của những yếu tố khách quan như dịch bệnh, thiên tai. Đặc biệt là dịch Covid-19 khiến mọi hoạt động giao thương ngưng trệ, người dân hạn chế ra đường nên kế hoạch xoay sở dòng tiền càng khó thực hiện.

Nhà đầu tư bất động sản Trần Minh cho rằng, thị trường bất động sản đang khác hoàn toàn so với giai đoạn bùng nổ 2017-2018. Nhà đầu tư đang ưu tiên tiền mặt là vua. Tiền của họ chỉ chuyển hoá vào đất khi nguồn tiền dư giả.

Theo ông, thời điểm này, các nhà đầu tư cần cơ cấu lại danh mục xem bất động sản nào nên giữ, bất động sản nào nên bán hoặc bất động sản nào có thể kinh doanh để tạo dòng tiền. Nếu sản phẩm đó kinh doanh được thì phải dựa trên mục tiêu và nguồn tiền của các nhà đầu tư. Nếu nguồn tiền đó không phải đi vay và có thể trả nợ trong 3-5 năm tới thì có thể giữ bất động sản.

Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

You May Also Like

DIỄN ĐÀN

Dù mới chỉ rục rịch lên thành phố nhưng giá đất huyện Bình Chánh đã chạm ngưỡng 300 triệu đồng/m2. Hứa hẹn là nơi...

DIỄN ĐÀN

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng liên tục tăng cao khiến nhiều người thi nhau đi gửi  nhưng quên mất là điều này...

DIỄN ĐÀN

Sau khi đóng hơn 15 tỷ đồng tiền cọc đấu giá đất ở huyện Diễn Châu (Nghệ An), 73 khách hàng trúng đấu giá...

DIỄN ĐÀN

Từ lâu suy nghĩ cho rằng bất động sản là kênh trú ẩn an toàn cùng với vàng, chứng khoán khi vật giá tăng,...

Advertisement

Copyright © 2023 Cafeland