Connect with us

Hi, what are you looking for?

DIỄN ĐÀN

Ham lãi cao không bán sớm vì sợ bị hớ, chủ đất ‘ngộp thở’ trong đống nợ

Không ít phân khúc bất động sản đã xuất hiện tình trạng giảm giá, cá biệt có không ít nhà đầu tư phải rao bán giá cắt lỗ, giảm sâu.

Anh Nguyễn Văn Huy (đang sống ở Hà Nội) chia sẻ, cuối năm 2021, anh cùng nhóm bạn tham gia đầu tư đất nền ở một số tỉnh phía Bắc. Đến đầu năm 2022, các lô đất nền đã mua được trả giá cao tới 20-30%, cá biệt có lô tới 50% do có vị trí đẹp.

“Thời điểm đó, thị trường rất “nóng”, cả nhóm tính chưa bán vội mà chờ giá tăng thêm. Tuy nhiên, chỉ đến khoảng tháng 4/2022, thị trường đột ngột trầm lắng do các chính sách kiểm soát tín dụng. Số nhà đầu tư, môi giới quan tâm tới các lô đất của chúng tôi cũng ít dần”, anh Huy kể.

Do chưa có kinh nghiệm trong đầu tư bất động sản, cả nhóm chỉ tìm cách giữ được các lô đất với hi vọng thị trường sẽ tăng trở lại. Tuy nhiên, sau khi cầm cự nhiều tháng, thấy giá đất nền ở khắp nơi giảm mạnh, các thành viên trong nhóm đều cảm thấy lo lắng.

“Chúng tôi khảo sát và nhận thấy, những lô đất xung quanh có đặc điểm tương đối giống của mình đã rao bán giảm giá sâu, thấp hơn giá chúng tôi mua vào. Thêm nữa, các khoản lãi tiền vay hàng tháng đều tạo ra áp lực cho các thành viên của nhóm”, anh Huy chia sẻ.

Anh và các thành viên nhóm đã tìm đủ mọi cách, qua nhiều kênh rao bán để cố gắng bán được sớm nhất, nhưng tới nay đã qua nhiều tháng, vẫn chưa thể bán. Đáng chú ý, giá các lô đất được rao bán thấp hơn và thực sự cắt lỗ tới 20-40% so với giá mua vào.

“Có 2 lô đất nền ở Nam Định, diện tích khoảng 1.000m2/lô. Giá lúc đầu chúng tôi mua vào là khoảng 3,5 triệu đồng/m2, với mục đích tách thửa để bán. Đến giờ, mỗi lô đất trên đều được rao bán giảm tới mức 2-2,5 triệu đồng/m2, nhưng không có người hỏi mua”, anh Huy kể và cho biết, cả nhóm đang cố gắng gồng gánh trả lãi vay và khoản nợ đầu tư này, trong khi đó, việc bán các lô đất càng lúc càng khó.

Ảnh minh họa

Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, từ cuối quý II/2022, thị trường bất động sản bắt đầu ghi nhận những dấu hiệu trầm lắng. Hàng loạt chính sách thắt chặt về tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp… khiến tâm lý chung trên thị trường e ngại, mọi giao dịch bị trì hoãn.

Tuy nhiên, thị trường ngưng trệ, trầm lắng, yếu giao dịch không phải do thực chất thị trường xấu mà do có quá nhiều điểm đã tạo ra sự cưỡng bức, buộc thị trường phải rơi vào trạng thái khó khăn.

Thị trường bất động sản đang trong trạng thái bình thường, nhưng bị bắt phải “giảm ăn, giảm oxy để thở và giảm bơm máu” nên rất dễ bị rơi vào tình trạng “đột quỵ”. Thời gian tới, Nhà nước sẽ tiếp tục có những giải pháp điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, thị trường sẽ dần ấm lên và hoạt động ổn định

Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

You May Also Like

DIỄN ĐÀN

Dù mới chỉ rục rịch lên thành phố nhưng giá đất huyện Bình Chánh đã chạm ngưỡng 300 triệu đồng/m2. Hứa hẹn là nơi...

DIỄN ĐÀN

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng liên tục tăng cao khiến nhiều người thi nhau đi gửi  nhưng quên mất là điều này...

DIỄN ĐÀN

Sau khi đóng hơn 15 tỷ đồng tiền cọc đấu giá đất ở huyện Diễn Châu (Nghệ An), 73 khách hàng trúng đấu giá...

DIỄN ĐÀN

Từ lâu suy nghĩ cho rằng bất động sản là kênh trú ẩn an toàn cùng với vàng, chứng khoán khi vật giá tăng,...

Advertisement

Copyright © 2023 Cafeland