Connect with us

Hi, what are you looking for?

DIỄN ĐÀN

Ham rẻ mua đất có đường điện cao thế đi qua, chủ đất rao bán nửa giá vẫn ế

Không ít người ham rẻ, mua đất có vị trí xấu phải chấp nhận bán lỗ sâu nhưng vẫn không bán được.

Trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát, bất động sản lại trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn. Kể cả người chuyên và không chuyên nghiệp cùng tham gia đầu tư khiến thị trường bất động sản liên tiếp xảy ra các cuộc “sốt đất”.

Trong các cuộc “sốt đất” từ thành thị tới nông thôn, không ít người đã đầu tư theo xu hướng đám đông, lao vào mua đất như “con thiêu thân”. Họ mua cả đất rừng sản xuất, đất khai hoang…, cá biệt còn mua cả đất vị trí xấu, giao thông không thuận tiện với suy nghĩ “miễn sao rẻ và có diện tích lớn”.

Theo anh Nguyễn Văn Thắng – một môi giới nhà đất lâu năm ở Hòa Bình, khoảng 2 năm trước, hàng ngày, văn phòng môi giới nhà đất của anh có tới hàng chục giao dịch đất nền. Khách tới xem đông và chốt giao dịch rất nhanh.

Tuy nhiên, hiện giờ, anh Thắng thừa nhận, giao dịch ở nhiều khu vực của Hòa Bình đều “đóng băng”. Văn phòng vẫn có khách tới tìm hiểu, nhưng chỉ để khảo sát, thăm dò và không chốt giao dịch.

Ảnh minh họa: Internet

“Giá đất nền ở nhiều huyện trung tâm của tỉnh Hòa Bình như Lương Sơn đang khá cao. Dù thị trường có trầm lắng, nhưng giá đất nền tại đây vẫn chưa giảm đồng loạt, mức độ giảm chỉ ở những mảnh đất có vị trí xấu, hoặc chủ đất muốn bán gấp do áp lực tài chính”, anh Thắng nói.

Cũng theo anh Thắng, thời gian trước, nhiều người đã mua đất mà không tính tới giá trị sử dụng, khai thác. Đến nay, khi thị trường trầm lắng, những mảnh đất vị trí xấu, không thuận tiện cho kinh doanh, sản xuất thì có giảm sâu cũng khó bán.

“Có khách đã gửi tôi bán mảnh đất có đường dây điện cao thế đi qua ở huyện Lương Sơn. Lúc đầu chủ đất bán với giá 2,7 triệu đồng/m2. Nhưng sau thời gian dài không bán được, chủ đất đã giảm hơn 50% so với giá ban đầu, xuống còn 1,2 triệu đồng/m2 nhưng vẫn không thể bán được”, anh Thắng chia sẻ.

Anh Nguyễn Thế Long, một nhà đầu tư bất động sản không chuyên ở Hà Nội, cho biết, tháng 5/2021, anh mua một mảnh đất rộng hơn 2.000m2 ở xã Yên Bài (Ba Vì, Hà Nội) với giá khoảng 3,6 tỷ đồng, tương đương khoảng 1,8 triệu đồng/m2. Do đất khai hoang nên việc mua bán chỉ qua hình thức giấy viết tay.

Chủ đất đã giảm tới 50%, nhưng vẫn không thể “thoát” được mảnh đất có dây điện cao thế đi qua (Ảnh minh họa: Hà Phong).

“Lúc đó tôi chỉ nghĩ vị trí đất có xấu một chút nhưng giá cũng rẻ và phải mua thật nhanh không có người khác mua mất. Cứ mua xong rồi tính, kiểu gì cũng có lãi, trường hợp xấu nhất thì vẫn còn đất ở đó”, anh Long kể và cho biết để mua mảnh đất này anh đã vay mượn thêm từ bạn bè và ngân hàng gần 1,5 tỷ đồng.

Anh chấp nhận dùng tiền lương trả tiền lãi vay hàng tháng và chờ giá đất tăng. Khi đến tháng 4 năm nay, thị trường đột ngột mất thanh khoản, anh Long đi nhờ khắp nơi để đăng bán mảnh đất trên. Anh đã chấp nhận lỗ, giảm giá tới 2 lần và mức rao bán hiện tại là 1,2 triệu đồng/m2 nhưng vẫn chưa gặp được khách mua.

Theo đánh giá của giới đầu tư chuyên nghiệp và chuyên gia bất động sản, những sản phẩm đất nền có vị trí đẹp vẫn có tính thanh khoản và tăng giá đều do được khai thác tạo ra lợi nhuận. Còn những mảnh đất thiếu pháp lý, không thuận lợi giao thông, khó khai thác cho thuê thì rất khó có thanh khoản và giảm giá là điều đương nhiên.

Theo Dân trí

Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

You May Also Like

DIỄN ĐÀN

Dù mới chỉ rục rịch lên thành phố nhưng giá đất huyện Bình Chánh đã chạm ngưỡng 300 triệu đồng/m2. Hứa hẹn là nơi...

DIỄN ĐÀN

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng liên tục tăng cao khiến nhiều người thi nhau đi gửi  nhưng quên mất là điều này...

DIỄN ĐÀN

Sau khi đóng hơn 15 tỷ đồng tiền cọc đấu giá đất ở huyện Diễn Châu (Nghệ An), 73 khách hàng trúng đấu giá...

DIỄN ĐÀN

Từ lâu suy nghĩ cho rằng bất động sản là kênh trú ẩn an toàn cùng với vàng, chứng khoán khi vật giá tăng,...

Advertisement

Copyright © 2023 Cafeland