Connect with us

Hi, what are you looking for?

DIỄN ĐÀN

Không gồng nổi đến lúc được ‘giải cứu’, nhiều doanh nghiệp BĐS chấp nhận ‘bán mình’ để tồn tại

Không gồng được đến lúc chờ “giải cứu”, nhiều doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đã phải chấp nhận hợp tác, bán bớt dự án để tự cứu mình.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đánh giá:” Việc mua bán sáp nhập là việc tốt trên thị trường địa ốc khi quyền lợi của nhà đầu tư được đảm bảo bởi các dự án sau khi đổi chủ được tiếp tục triển khai”.

Frasers Property Vietnam vừa thông báo chính thức về việc hợp tác với Gelex Group, tập đoàn đầu tư đa ngành hàng đầu trong nước. Theo đó, hai bên sẽ cùng triển khai các khu công nghiệp tại miền Bắc Việt Nam với tổng mức đầu tư trong giai đoạn đầu dự kiến khoảng 6.000 tỷ đồng, tương đương 250 triệu đô la Mỹ.

Bên cạnh các thương vụ mua bán, góp vốn với các công ty có vốn nước ngoài, các doanh nghiệp BĐS Việt Nam liên tục có các thương vụ đầu tư, “thâu tóm lẫn nhau” thông qua việc mua bán cổ phần. Nhờ đó mà các doanh nghiệp đang khó khăn có thể tiếp tục duy trì, hoàn thiện những dự án dang dở trong bối cảnh khó tiếp cận nguồn vốn.

Ảnh minh họa

Đơn cử, doanh nghiệp BĐS Phát Đạt thông báo đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính cho khu đất để phát triển dự án Astral City với số tiền nộp ngân sách nhà nước là 511 tỷ đồng. Dự án có diện tích 3,73 ha do Công ty CP Địa ốc Sài Gòn – KL làm chủ đầu tư, trước đây là công ty con của Phát Đạt. Tháng 6/2022, Phát Đạt thông qua Nghị quyết HĐQT để chuyển nhượng cổ phần Sài Gòn – KL cho Tập đoàn Danh Khôi.

Công ty Cổ phần Sông Đà 1.01 cũng vừa chuyển nhượng cổ phần cho một doanh nghiệp BĐS khác để triển khai dự án tại Văn Khê (Hà Đông, Hà Nội).

Theo báo cáo Hội Môi giới BĐS Việt Nam, nếu tình hình thị trường tiếp tục khó khăn, có 23% doanh nghiệp chỉ có thể duy trì hoạt động đến hết quý III/2023; 43% doanh nghiệp trụ được đến hết năm 2023. Mặc dù từ cuối năm ngoái đến nay, Chính phủ, các bộ ngành liên tục đưa ra các giải pháp để tìm cách tháo gỡ, nhưng thị trường BĐS vẫn đóng băng. Các doanh nghiệp BĐS bị ngân hàng “ngắt van” tín dụng, hàng tồn kho nhiều khiến hầu hết DN BĐS vào tình thế khó.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, từ cuối năm 2022 khi làm việc với Novaland, Bộ Xây dựng đã hướng dẫn chủ đầu tư bán bớt dự án để tháo gỡ khó khăn. Theo đó, để đủ điều kiện chuyển nhượng dự án cho đối tác khác, doanh nghiệp phải được gỡ vướng về pháp lý. Hiện, mọi vướng mắc về thủ tục đất đai, quy hoạch đều giao cho địa phương giải quyết.

Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

You May Also Like

DIỄN ĐÀN

Dù mới chỉ rục rịch lên thành phố nhưng giá đất huyện Bình Chánh đã chạm ngưỡng 300 triệu đồng/m2. Hứa hẹn là nơi...

DIỄN ĐÀN

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng liên tục tăng cao khiến nhiều người thi nhau đi gửi  nhưng quên mất là điều này...

DIỄN ĐÀN

Sau khi đóng hơn 15 tỷ đồng tiền cọc đấu giá đất ở huyện Diễn Châu (Nghệ An), 73 khách hàng trúng đấu giá...

DIỄN ĐÀN

Từ lâu suy nghĩ cho rằng bất động sản là kênh trú ẩn an toàn cùng với vàng, chứng khoán khi vật giá tăng,...

Advertisement

Copyright © 2023 Cafeland