Connect with us

Hi, what are you looking for?

DIỄN ĐÀN

Nếu nghĩ McDonald’s làm giàu từ burger và gà rán thì bạn đã nhầm to, đây mới là thứ họ đang kinh doanh

Thương hiệu McDonald’s nổi tiếng và được mọi người biết đến nhờ burger, gà rán. Nhưng ít ai biết rằng thứ mà họ thật sự kinh doanh chính là bất động sản

Nhà sáng lập Ray Kroc của McDonald’s từng  thẳng thắn chia sẻ: “Tôi không kinh doanh hamburger, tôi kinh doanh bất động sản” 

McDonald’s là một công ty kinh doanh bất động sản khi vay ngân hàng mua đất rồi cho thuê cố định với mức giá do họ đặt sẵn dưới danh tiếng nhượng quyền thương hiệu. Năm 2019, tổng giá trị bất động sản mà McDonald’s nắm giữ lên đến 39 tỷ USD, biến thương hiệu này thành hãng kinh doanh nhà đất lớn thứ 5 thế giới.

Khủng hoảng kinh tế là một thảm họa với những ngành như hàng không hay du lịch. Tuy nhiên với những chuỗi đồ ăn nhanh, suy thoái kinh tế có vẻ chẳng ảnh hưởng nhiều khi người dân tìm đến những đồ ăn rẻ tiền như họ thay vì các nhà hàng hạng sang.

Trong suốt thời kỳ 2008-2010 khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra, một loạt các nhà hàng, doanh nghiệp phải đóng cửa thì những chuỗi đồ ăn nhanh như Subway lại mở rộng tới thêm 6.000 chi nhánh. Chuỗi KFC thì mở tới hơn 300 còn McDonald’s mở tới hơn 600 địa điểm mới.

Lấy McDonald’s làm ví dụ, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của chuỗi đồ ăn nhanh này đạt tới 29% trong cùng kỳ, trở thành một trong những chuỗi kinh doanh thành công nhất mùa khủng hoảng.

Sự thành công của họ chính là việc kinh doanh bất động sản (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, ít ai biết được rằng bí mật của McDonald’s không hề nằm ở việc bán bánh burger hay những chiêu trò quảng cáo. Sự thành công và mở rộng nhanh chóng của những chuỗi đồ ăn nhanh như McDonald’s nằm ở địa điểm. Nói một cách đơn giản, yếu tố đảm bảo cho sự thành công vượt bậc và bền vững của đế chế này chính là việc kinh doanh bất động sản.

“Tôi không kinh doanh Hamburger. Tôi kinh doanh bất động sản”

Trên thực tế, McDonald’s là một công ty chuyên kinh doanh bất động sản hơn là hoạt động trong mảng nhà hàng ăn uống. Báo cáo tài chính năm 2019 của McDonald’s cho thấy tổng giá trị tài sản bao gồm trang thiết bị, bất động sản… trước khi khấu trừ đạt tới 39 tỷ USD. Con số này biến McDonald’s trở thành hãng kinh doanh bất động sản lớn thứ 5 thế giới tính theo tổng giá trị tài sản.

Vậy tại sao mọi người lại cho rằng McDonald’s là hãng kinh doanh dịch vụ ẩm thực chứ không phải bất động sản? Câu chuyện này liên quan đến hoạt động nhượng quyền của thương hiệu nổi tiếng này.

Tương tự như những chuỗi đồ ăn nhanh khác như Subway hay Burger King, hãng McDonald’s mở rộng nhanh chóng nhờ chiến lược nhượng quyền thương hiệu thay vì tự mở các chi nhánh. Khoảng 85% số nhà hàng mang tên McDonald’s có chủ sở hữu là những người ký hợp đồng nhượng quyền, thuê tên thương hiệu với chuỗi đồ ăn nhanh này.

Nghe đến đây nhiều người sẽ lầm tưởng McDonald’s dựa chủ yếu vào việc thu phí bản quyền, nhượng quyền thương hiệu. Thế nhưng chiến lược của chuỗi đồ ăn nhanh này lại tinh vi hơn nhiều.

Các cửa hàng của McDonald’s đều sở hữu những vị trí đắc địa như góc hai mặt tiền hay trên những con đường lớn sầm uất. (Ảnh: Internet)

Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành bất động sản, các cửa hàng của McDonald’s đều sở hữu những vị trí đắc địa như góc hai mặt tiền hay trên những con đường lớn sầm uất. Hãng không chỉ đơn thuần việc thuê một mặt bằng để kinh doanh mà họ sẽ đàm phán để thuê mua hoặc nhờ một đối tác tài chính đứng vào hỗ trợ để mua lại toàn bộ mặt bằng này.

Với uy tín của mình, McDonald’s dễ dàng vay được vốn từ ngân Hàng. Như vậy họ chỉ cần bỏ ra 1/3 số tiền để mua lại bất động sản đó. 2/3 số tiền còn lại, ngân hàng hay các đối tác tài chính sẽ cho vay.

Số tiền lãi cộng với lợi nhuận hàng tháng sẽ được trả bằng chính dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của McDonald’s. Điều thú vị là sau vài năm, McDonald’s dần trả hết nợ và sở hữu được những khu đất này. Với tính chất tăng giá theo thời gian của bất động sản, tổng giá trị của McDonald’s cũng tăng theo.

Đối với những chủ sở hữu nhượng quyền, họ sẽ buộc phải ký kết hợp đồng kinh doanh theo tiêu chuẩn của McDonald’s, qua đó trả phí nhượng quyền và tiền thuê đất theo hợp đồng. Bất cứ ông chủ nào muốn từ bỏ cuộc chơi cũng sẽ được McDonald’s loại trừ và tìm kiếm một đối tác mới.

Khi danh tiếng và tổng tài sản của McDonald’s đi lên, hãng sẽ nhận được những khoản vay ngày càng ưu đãi từ ngân hàng và cứ thế như một quả cầu tuyết, công ty liên tục mở rộng. Mô hình này thường được gọi là kinh doanh bất động sản dòng tiền kép.

 

Một nghiên cứu từng chỉ ra rằng bình quân các nhà hàng nhượng quyền tại Mỹ trả 6-10% doanh số của họ cho tiền thuê đất, thì với McDonald’s, con số này lên đến 8,5-15%.

Rõ ràng, McDonald’s là một công ty kinh doanh bất động sản khi vay ngân hàng mua đất rồi cho thuê cố định với mức giá do họ đặt sẵn dưới danh tiếng nhượng quyền thương hiệu. Hãng hoàn toàn có thể tìm ông chủ mới sau khi hợp đồng nhượng quyền hết hạn hoặc đơn giản là bán khu đất đó đi.

Thậm chí trong thời kỳ khủng hoảng, McDonald’s còn có cơ hội mua đất với giá rẻ hơn để kinh doanh và phát triển. Đây là một trong những yếu tố khiến thương hiệu này tiếp tục mở rộng bất chấp suy thoái kinh tế 2008.

Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

You May Also Like

DIỄN ĐÀN

Dù mới chỉ rục rịch lên thành phố nhưng giá đất huyện Bình Chánh đã chạm ngưỡng 300 triệu đồng/m2. Hứa hẹn là nơi...

DIỄN ĐÀN

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng liên tục tăng cao khiến nhiều người thi nhau đi gửi  nhưng quên mất là điều này...

DIỄN ĐÀN

Sau khi đóng hơn 15 tỷ đồng tiền cọc đấu giá đất ở huyện Diễn Châu (Nghệ An), 73 khách hàng trúng đấu giá...

DIỄN ĐÀN

Từ lâu suy nghĩ cho rằng bất động sản là kênh trú ẩn an toàn cùng với vàng, chứng khoán khi vật giá tăng,...

Advertisement

Copyright © 2023 Cafeland