Connect with us

Hi, what are you looking for?

DIỄN ĐÀN

Nhà đầu tư không thoát được hàng, thị trường bất động sản xuất hiện tình trạng ‘lãi trên giấy’

Trong bối cảnh lạm phát diễn ra, mặc dù giá bất động sản tăng lên nhưng thị trường không có khả năng mua, tính thanh khoản không có, vì vậy nên xảy ra tình trạng nhà đầu tư chỉ “lãi trên giấy” còn ‘hàng’ thì không thoát được.

Nhiều khu vực giá đất đã tăng gấp 2 – 3 lần chỉ trong lúc sốt đất cục bộ hồi năm 2021. Tuy nhiên,nhìn nhận lại câu chuyện chúng ta thấy, việc giá tăng cao cũng xảy ra nỗi lo khó thanh khoản, nhiều người không đủ tiền mua. Đặc biệt, đối với những người có nhu cầu ở thực, toàn do giới đầu tư bất động sản “thổi giá”.

Anh Hải – một nhà đầu tư lâu năm tại Hà Nội chia sẻ, khi sốt nóng, nếu tính toán thì người nắm giữ đất đã lãi đậm nhưng qua một thời gian lại có dấu hiệu chững lại, khó tìm người người mua.

Khi thanh khoản xuống thấp vì giá tăng cao đồng nghĩa với việc nhiều người ôm đất bị “mắc kẹt”, ngâm vốn, thậm chí là giảm giá. Không ít nhà đầu tư đã bị “mắc kẹt” do mua đất vào các đợt sốt nóng, trong khi sự phát triển hạ tầng, dịch vụ chưa theo kịp.

Bà Đỗ Thu Hằng – Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu, Savills Hà Nội cho hay: “Các dự án đã bán có thể không thu hút được nhà đầu tư đâu vì giá cao quá. Dự án mới sẽ thu hút hơn, thiết lập giá ở mức hợp lý để còn bán ở các giai đoạn sau”.

Tình trạng này đang gây áp lực lên các nhà đầu tư vay ngân hàng, hoặc cần tiền ngay khi ‘chỉ lãi trên giấy’. Trong khi những người đi tìm mua nhà đất để ở thật đang rất khó khăn tìm được sản phẩm phù hợp với túi tiền, do giá đẩy lên cao.

Ảnh minh họa

Thực tế, khi lạm phát diễn ra, mặc dù giá bất động sản tăng lên nhưng thị trường không có khả năng mua, tính thanh khoản không có. Đồng thời, nhiều nhà đầu tư cũng dùng các đòn bẩy tài chính để đầu tư bất động sản, khiến tài sản có thanh khoản thấp trở thành một gánh nặng lớn cho họ cũng như gây áp lực lên hệ thống ngân hàng.

Chính vì vậy nên việc hiện tại một số các nhà đầu tư buộc phải bán tháo tài sản do không thể gánh được sức ép từ các công cụ hỗ trợ tài chính xảy ra là điều dễ hiểu.

Mặc dù từ năm 1975 đến nay nền kinh tế cũng trải qua một số biến cố như cuộc khủng hoảng 1997-1998, 2007-2008, 2011-2012 và gần nhất là giai đoạn 2020- 2021. Riêng chỉ có giai đoạn 2011-2012 là giá bất động sản trên toàn thị trường giảm đến 30% bởi khi đó các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn. Còn lại, thực tế cho thấy sau mỗi cuộc khủng hoảng kinh tế, bất động sản lại tăng giá.

Đối với các nhà đầu tư, trước khi quyết định xuống tiền, cần chú ý về giá và pháp lý của bất động sản. Đối với những nhà đầu tư có ý định bán bất động sản vào lúc này, cần cân nhắc kỹ mục đích sử dụng của khoản tiền sau khi bán tài sản đó. Sẽ là hợp lý nếu khoản tiền này được đầu tư vào những kênh đầu tư hiệu quả hơn trong bối cảnh dịch bệnh, bất ổn chính trị quốc tế,  TS. Sử Ngọc Khương khuyến nghị.

 

Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

You May Also Like

DIỄN ĐÀN

Dù mới chỉ rục rịch lên thành phố nhưng giá đất huyện Bình Chánh đã chạm ngưỡng 300 triệu đồng/m2. Hứa hẹn là nơi...

DIỄN ĐÀN

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng liên tục tăng cao khiến nhiều người thi nhau đi gửi  nhưng quên mất là điều này...

DIỄN ĐÀN

Sau khi đóng hơn 15 tỷ đồng tiền cọc đấu giá đất ở huyện Diễn Châu (Nghệ An), 73 khách hàng trúng đấu giá...

DIỄN ĐÀN

Từ lâu suy nghĩ cho rằng bất động sản là kênh trú ẩn an toàn cùng với vàng, chứng khoán khi vật giá tăng,...

Advertisement

Copyright © 2023 Cafeland