Connect with us

Hi, what are you looking for?

DIỄN ĐÀN

Nhà đầu tư kỳ cựu đi “săn” hàng bán tháo: “Chỉ thấy bán lãi mà chưa thấy cắt lỗ”

Săn hàng bán lỗ… khó như lên trời, kỳ thực nhiều nhà đầu tư cho biết: Dù có tiền nhưng họ chưa tìm được hàng đẹp, đã cắt lỗ.

Trước đó, không ít nhà đầu tư kỳ vọng rằng, áp lực khoản vay tài chính sẽ buộc một số “cá mập” ôm nhiều hàng sẽ đẩy bớt ra với mức giá rẻ. Thậm chí, một số người kỳ vọng vào tình trạng bán tháo diễn ra cục bộ để có cơ hội gom hàng mới, đẹp, giá cả phải chăng. Tuy nhiên, thị trường địa ốc đang ghi nhận tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư.

Ông Trần Nhật, một nhà đầu tư có 8 năm kinh nghiệm trong nghề cho biết, 2 tháng nay, ông dành nhiều thời gian thăm dò thị trường thông qua đội ngũ môi giới. “Tôi dự tính sẽ tiếp tục ôm thêm hàng, đặc biệt là sản phẩm đẹp, cắt lỗ. Nhưng đến thời điểm hiện tại, chỉ có lượng ít nhà đầu tư bán rao. Đối với hàng đẹp, mức giá giảm rất hiếm”, ông Nhật cho biết.

Dù giá không giảm quá sâu và sản phẩm bán tháo chưa ồ ạt đẩy ra thị trường nhưng ông Nhật vẫn chấp nhận xuống tiền cọc một lô đất đẹp. Vì ông quan điểm, đã là hàng đẹp thì giá cả chỉ là một phần.

Ảnh minh họa

Một nhà đầu tư tại Hà Đông, Hà Nội) lại cho rằng: “Người cắt lỗ chủ yếu là nhà đầu tư tay ngang hoặc số ít đang phải chịu áp lực lớn. Hầu như các nhà đầu tư đang cố đợi chờ sốt đất trở lại. Họ thăm dò thị trường, cầm cự và chờ đợi. Đã xác định đầu tư lâu dài, nhà đầu tư sẽ có tâm lý cẩn trọng. Tuy nhiên, có một số người cần tiền thật. Họ quảng cáo bán lỗ nhưng thực tế vẫn mong có lời”.

Dù thị trường khó khăn nhưng giới chuyên gia cho rằng, tình trạng cắt lỗ, bán tháo ồ ạt là kịch bản rất khó xảy ra.

Theo ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc DKRA Việt Nam, tình trạng cắt lỗ, bán tháo đã xảy ra nhưng rất ít và không phổ biến. Vì vậy, một số lượng ít như vậy sẽ không không thể đại diện cho toàn thị trường vì đó chỉ là một số ít nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính lớn và không có khoản dự phòng để chi trả khoản vay khi thu nhập bị gián đoạn.

Ông Đinh Thế Hiển, chuyên gia bất động sản, cho rằng, dù áp lực dịch bệnh kéo dài nhưng thị trường địa ốc Việt Nam khó xảy ra tình trạng đổ vỡ dù tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính của nhà đầu tư lên tới 70-80%. Tuy nhiên, ở Việt Nam lại không có những công cụ phái sinh trong đầu tư bất động sản và phía ngân hàng lại thận trọng trong việc xử lý nợ của người vay.

Ngoài ra, đối khoản nợ quá hạn, để được đưa vào diện quản lý và phát mãi là một quy trình vài tháng.

Thêm nữa, thị trường bất động sản Việt Nam có đặc trưng riêng về tính thanh khoản. Ngay cả lúc giao dịch mua bán rất khó thì bất động sản không rớt giá. Về phía ngân hàng, họ cũng không dễ dàng bán được tài sản phát mãi dù đã chấp nhận giảm giá. Đó là lý do họ lựa chọn làm việc với chủ đầu tư, tức người vay vốn, để cùng tìm cách bán.

Thế nên ông Hiển nhận định, dù khó khăn trong vấn đề trả nợ nhưng vẫn không có sự đổ vỡ trên thị trường.

Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

You May Also Like

DIỄN ĐÀN

Dù mới chỉ rục rịch lên thành phố nhưng giá đất huyện Bình Chánh đã chạm ngưỡng 300 triệu đồng/m2. Hứa hẹn là nơi...

DIỄN ĐÀN

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng liên tục tăng cao khiến nhiều người thi nhau đi gửi  nhưng quên mất là điều này...

DIỄN ĐÀN

Sau khi đóng hơn 15 tỷ đồng tiền cọc đấu giá đất ở huyện Diễn Châu (Nghệ An), 73 khách hàng trúng đấu giá...

DIỄN ĐÀN

Từ lâu suy nghĩ cho rằng bất động sản là kênh trú ẩn an toàn cùng với vàng, chứng khoán khi vật giá tăng,...

Advertisement

Copyright © 2023 Cafeland