Connect with us

Hi, what are you looking for?

CỘNG ĐỒNG

Nữ sinh nhà nghèo thi đại học được 29 điểm, mẹ nghẹn ngào hỏi: ‘Con có thể không đi học được không?’

Trong khi nhiều bạn trẻ mơ ước có thể đỗ đại học thì Thuận – nữ sinh đạt 29 điểm lại không đủ điều kiện đến trường vì nhà quá nghèo. Nhớ ngày biết kết quả, mẹ nghẹn ngào hỏi nhỏ: “Con có thể đừng đi học không?”.

Trong căn nhà chòi nằm bên sườn đồi ở huyện miền núi Ngọc Lặc, Thanh Hóa, em Phạm Thị Thuận (học sinh Trường THPT Ngọc Lặc) đang ngồi buồn bã khi nghĩ về tương lai của mình.

Bố của Thuận khó khăn trong đi lại, mẹ của Thuận cũng yếu. Hoàn khiến khiến cả hai cảm thông và về ở với nhau thành một gia đìnhThuận và em trai sinh ra trong đói nghèo, cơ cực.

6 tuổi, Thuận đã phải đi chăn bò thuê để đổi lấy những bữa ăn qua ngày. Để có thể lo cho cả gia đình, 5 năm trước, mẹ Thuận phải ra Hà Nội xin làm thuê cho một xưởng tăm.

Thuận bảo, ngày ốm thì mẹ nghỉ, ngày khỏe thì làm, thu nhập theo sản phẩm nên trừ tiền ăn, tiền trọ cũng chẳng còn được bao nhiêu, có tháng mẹ gửi về vài trăm, có tháng không.

Thuận ở nhà vừa thay mẹ lo lắng cho bố và em trai vừa lo việc học.

Mẹ đi vắng, Thuận ở nhà lo cho bố và em. Hai năm nay gần như ba bố con Thuận bữa no, bữa đói. Hàng xóm thương tình cho củ khoai, bát cơm. Trong nhà, chẳng có thứ đồ đạc gì ngoài một vài món đồ bằng gỗ cũ đã bị mối mọt đến mục ruỗng.

Suốt những năm tháng tuổi thơ, cô bé chăm chỉ đi chăn bò thuê để đổi lấy cơm ăn, tối về mới chong đèn ngồi học. Thế mà, suốt những năm đi học, năm nào em cũng là học sinh tiên tiến, học sinh giỏi của trường.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Thuận đạt 27 điểm khối C; Ngữ Văn 8,5 điểm; Lịch sử 8,5 điểm và Giáo dục công dân 10 điểm (tính cả điểm cộng vùng và dân tộc em đạt 29,75 điểm).

Ước mơ làm cô giáo đã chạm đến cô học trò nghèo, vậy mà ngày biết kết quả thi, Thuận chạy ùa về nhà ôm lấy cổ bố rồi cả hai bố con cùng khóc. Thuận điện thoại cho mẹ, trong điện thoại, mẹ Thuận khóc òa thành tiếng rồi nói “con có thể không đi học được không”.

“Bấy lâu nay, mẹ em đi làm để nuôi cả nhà đã khó giờ nuôi em đi học, sức khỏe của mẹ như thế có lẽ mẹ không cáng đáng nổi. Em chỉ biết học để thoát khổ, học mới có thể lo cho bố. Em tính sẽ đi làm thêm để nuôi mình nhưng chi phí cho bước đầu nhập học em chưa biết phải xoay xở ra sao…”, Thuận nghẹn ngào.

Thuận nghẹn ngào khi nói về ước mơ

Ngồi bên cạnh con, anh Phạm Văn Dũng ứa nước mắt: “Tôi thế này lại một chữ cắn làm đôi cũng không biết nên chỉ mong con được học hành đến nơi đến chốn để không khổ như mình…”.

Có lẽ khi biết được câu chuyện của em Thuận, chúng ta sẽ tự thấy cuộc đời ngang trái quá. Người hiếu thảo, giỏi giang, chăm học… lại sinh ra trong nghèo khó, phải bôn ba đủ đường. Còn người được mẹ cha chăm bẵm cho từng chút một lại là đứa con hư.

Thuận chỉ mới 18 tuổi thôi, em cũng chỉ là một cô bé đang dần trưởng thành với nhiều khát vọng. Nhưng ý chí của em thì người lớn chẳng thể nào sánh bằng. Em nghèo nhưng sống trách nhiệm lắm. Em luôn biết được trên đôi vai là gánh nặng gia đình.

“Con có thể không đi học được không” – phải đến thế nào, người mẹ mới hỏi cô con gái của mình một câu như vậy. Thực sự, một cái đồng ý tại thời điểm này khó khăn quá. Chính Thuận cũng biết, dừng lại thì tương lai coi như bỏ, mà bước tiếp thì khó khăn chồng chất khó khăn.

Đã gần đến với ước mơ vậy mà Thuận lại phải từ bỏ vì hoàn cảnh.

Ở lứa tuổi này, bao bạn bè còn đang thoải mái không lo nghĩ, còn Thuận lại phải trải đời theo cách khó khăn nhất. Từ bé đến lớn em chỉ biết chăn bò, đem theo sổ hộ nghèo đi học để được miễn giảm.

Giờ đây, nhìn thành tích của em mà nể phục vô cùng. Mấy ai trong hoàn cảnh ấy có đủ can đảm để vươn lên, có đủ bản lĩnh để đạt được mục tiêu vào Đại học. Người bình thường muốn điểm cao còn khó khăn, riêng em hẳn phải cố gắng gấp bội lần như thế.

Ngẫm đời cũng thật đắng. Cùng là đậu Đại học với số điểm cao, có gia đình đang mở tiệc tưng bừng chúc mừng con cái, nhưng có những số phận lại lo lắng vì đậu rồi lại thêm không thể đến trường. Thế nên, chỉ mong lắm có ai đó hảo tâm, có mạnh thường quân nào đó hỗ trợ cho em được đi học, có cơ hội đổi đời.

Sau cùng, xin hãy nhìn vào những hoàn cảnh còn đang khó khăn để thấy mình may mắn. Nếu còn sức lao động và kinh tế ổn định, nếu không phải khổ vì cái nghèo thì chúng ta đã là những người hạnh phúc nhất thế gian.

Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

You May Also Like

DIỄN ĐÀN

Dù mới chỉ rục rịch lên thành phố nhưng giá đất huyện Bình Chánh đã chạm ngưỡng 300 triệu đồng/m2. Hứa hẹn là nơi...

DIỄN ĐÀN

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng liên tục tăng cao khiến nhiều người thi nhau đi gửi  nhưng quên mất là điều này...

DIỄN ĐÀN

Sau khi đóng hơn 15 tỷ đồng tiền cọc đấu giá đất ở huyện Diễn Châu (Nghệ An), 73 khách hàng trúng đấu giá...

DIỄN ĐÀN

Từ lâu suy nghĩ cho rằng bất động sản là kênh trú ẩn an toàn cùng với vàng, chứng khoán khi vật giá tăng,...

Advertisement

Copyright © 2023 Cafeland