Connect with us

Hi, what are you looking for?

KINH NGHIỆM

Sang tên Sổ đỏ hộ gia đình khi có thành viên phản đối, tránh xảy ra tranh chấp

Khi sang tên sổ đỏ hộ gia đình để không dẫn tới tranh chấp giữa các thành viên có chung quyền sử dụng đất thì người dân cần nắm được một số quy định, điều kiện để nhất định.

Điều kiện để có quyền phản đối hoặc đồng ý sang tên

Khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì người đứng tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền chỉ được ký hợp đồng chuyển nhượng nếu đã được các thành viên chung quyền sử dụng đất đồng ý bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

Nói cách khác thành viên trong hộ gia đình được quyền “ngăn cản” hoặc đồng ý việc chuyển nhượng nếu là thành viên có chung quyền sử dụng đất với các thành viên khác.

Có thể sang tên Sổ đỏ khi có thành viên phản đối

Theo khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT thì khi chuyển nhượng hoặc sang tên sổ đỏ cần có sự đồng ý của tất cả các thành viên trong hộ gia đình.

“Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.”.

Chỉ cần một thành viên trong gia đình không đồng ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì không thể thực hiện việc sang tên.

Tuy nhiên, hộ gia đình vẫn sang tên được nếu tách riêng quyền sử dụng đất cho thành viên phản đối chuyển nhượng, sau đó thực hiện chuyển nhượng phần diện tích còn lại (chỉ thực hiện được nếu đủ điều kiện tách thửa).

Sang tên sổ đỏ hộ gia đình khi có thành viên phản đối (Ảnh minh họa)

Điều kiện tách thửa

Muốn tách thửa cần đáp ứng những điều kiện sau:

– Đáp ứng được điều kiện về diện tích tối thiểu và chiều cạnh tối thiểu.

– Có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).

– Đất không có tranh chấp.

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

– Trong thời hạn sử dụng đất.

Hồ sơ, thủ tục tách thửa

Bước 1: Nộp hồ sơ

– Hồ sơ cần chuẩn bị

Khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT quy định hộ gia đình, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa đất như sau:

+ Đơn đề nghị tách thửa theo Mẫu 11/ĐK.

+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Bước 4. Trả kết quả

Trên đây là những lưu ý nếu sang tên sổ đỏ hộ gia đình có thành viên phản đối, nắm được quy định sang tên Sổ đỏ hộ gia đình khi có người phản đối thì sẽ biết được cách thực hiện mà không dẫn tới tranh chấp giữa các thành viên có chung quyền sử dụng đất.

Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

You May Also Like

DIỄN ĐÀN

Dù mới chỉ rục rịch lên thành phố nhưng giá đất huyện Bình Chánh đã chạm ngưỡng 300 triệu đồng/m2. Hứa hẹn là nơi...

DIỄN ĐÀN

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng liên tục tăng cao khiến nhiều người thi nhau đi gửi  nhưng quên mất là điều này...

DIỄN ĐÀN

Sau khi đóng hơn 15 tỷ đồng tiền cọc đấu giá đất ở huyện Diễn Châu (Nghệ An), 73 khách hàng trúng đấu giá...

DIỄN ĐÀN

Từ lâu suy nghĩ cho rằng bất động sản là kênh trú ẩn an toàn cùng với vàng, chứng khoán khi vật giá tăng,...

Advertisement

Copyright © 2023 Cafeland