Connect with us

Hi, what are you looking for?

DIỄN ĐÀN

Tấc đất không còn là tấc vàng khi nông dân thì bỏ hoang, doanh nghiệp thì ‘ôm’ đất để dự án treo

Thực tế, trong khi hàng ngàn ha đất bỏ hoang, bỏ không do chưa triển khai được quy hoạch thì có hàng ngàn, chục ngàn hộ gia đình không có đất ở, phải ở tạm gầm cầu, ven sông. Bỏ hoang hàng tỉ tấc đất, chúng ta đã lãng phí bao nhiêu tấc vàng?

Bà M. (Thái Bình), năm nay bà đã gần 70, cả đời gắn bó với ruộng đồng, chưa bao giờ thấy nhiều nông dân bỏ canh tác như bây giờ. Trên những cánh đồng, không khó để có thể bắt gặp những thửa ruộng bỏ không như thế này.

Nhiều nơi người nông dân làm ruộng không đủ ăn, mùa màng thất bát, người trẻ đi làm công ty, đây đang là những nguyên nhân khiến cho nhiều cánh đồng ở các vùng quê ruộng đất bỏ không canh tác.

Nhìn thực tế cũng cho thấy, hiệu quả trồng lúa chưa hẳn đã thấp nhưng thu nhập của người dân trồng lúa không cao. Nguyên nhân là do quy mô trồng lúa của 1 hộ gia đình tại Đồng bằng sông Hồng manh mún, nhỏ lẻ chỉ khoảng 3 sào một hộ.

Những địa phương có tình trạng trên cũng không thể làm ngơ mà phải nghiên cứu, đề xuất thế nào, sử dụng nguồn lực đất đai cho nó hiệu quả. Có thể khuyến nghị đưa ra chính sách thu hút doanh nghiệp, người dân góp vào đây để hưởng lợi nhuận. Chứ  không thể lãng phí tài nguyên đất đai.

Ảnh minh họa

Bên cạnh đó thì thực trạng doanh nghiệp ôm đất rồi để dự án treo ngày càng nhiều.

Qua rà soát, tập hợp báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố công khai danh sách tình trạng vi phạm pháp luật đất đai của hàng loạt doanh nghiệp tại nhiều địa phương như Quảng Nam, Hải Dương, Hà Giang và Đồng Nai… Hầu hết các doanh nghiệp này đều chậm tiến độ, để hoang hóa đất đai; không hoặc chậm đưa đất dự án vào sử dụng với diện tích hàng nghìn, hàng triệu m2.

Chính vì vậy các cấp chính quyền cần vào cuộc quyết liệt, có giải pháp, kiên quyết xử lý thu hồi các dự án ‘đóng băng’, chủ đầu tư cố tình kéo dài dự án. Bên cạnh đó, trong hoạch định cần bám sát thực tiễn, nhu cầu xã hội, nguồn lực đáp ứng, khả năng triển khai để có quy hoạch phù hợp, khả thi.

Trong khi chờ đợi sửa đổi luật đất đai, cần có giải pháp cụ thể và hữu hiệu hơn nhằm nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong công tác quản lý và sử dụng đất công. Cần có chính sách để hạn chế tình trạng đất hoang hóa, nhiều diện tích đất chưa hoặc không sử dụng trong thời gian dài.

Ảnh minh họa

Phải cương quyết thu hồi những dự án không triển khai, chậm triển khai, có dấu hiệu găm đất và các quy hoạch treo ở các địa phương, tránh tình trạng lãng phí tài nguyên đất.

Ông bà đã có câu tấc đất, tấc vàng thì nhiều dự án treo, bỏ hoang hàng tỉ tấc đất, chúng ta đã lãng phí bao nhiêu tấc vàng. Trong khi hàng ngàn ha đất bỏ hoang, bỏ không do chưa triển khai được quy hoạch thì có hàng ngàn, chục ngàn hộ gia đình không có đất ở, phải ở tạm gầm cầu, ven sông, nơi không an toàn, luôn tiềm ẩn các rủi ro ngày đêm rình rập.

 

Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

You May Also Like

DIỄN ĐÀN

Dù mới chỉ rục rịch lên thành phố nhưng giá đất huyện Bình Chánh đã chạm ngưỡng 300 triệu đồng/m2. Hứa hẹn là nơi...

DIỄN ĐÀN

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng liên tục tăng cao khiến nhiều người thi nhau đi gửi  nhưng quên mất là điều này...

DIỄN ĐÀN

Sau khi đóng hơn 15 tỷ đồng tiền cọc đấu giá đất ở huyện Diễn Châu (Nghệ An), 73 khách hàng trúng đấu giá...

DIỄN ĐÀN

Từ lâu suy nghĩ cho rằng bất động sản là kênh trú ẩn an toàn cùng với vàng, chứng khoán khi vật giá tăng,...

Advertisement

Copyright © 2023 Cafeland