Connect with us

Hi, what are you looking for?

DIỄN ĐÀN

Thị trường đóng băng, hàng trăm doanh nghiệp bất động sản ‘nằm im thở oxy’… chờ thời

Thị trường đóng băng khiến doanh nghiệp bất động sản chao đảo vì tiếp cận nguồn vốn khó khăn, trong khi lãi vay ngân hàng tăng cao.

Hàng loạt doanh nghiệp có nguy cơ đóng cửa, phá sản

Theo ước tính của các công ty tài chính trong nước, hiện nay có khoảng 46.145 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp bất động sản sẽ đáo hạn trong nửa đầu 2023 và 64.185 tỷ đồng đáo hạn trong nửa cuối 2023, gây ra áp lực thanh khoản trả nợ vay cho các chủ đầu tư.

Thực trạng hiện nay đó là dòng vốn của các doanh nghiệp chủ yếu huy động từ ngân hàng, tỉ lệ huy động vốn từ trái phiếu là rất ít. Cả hai kênh huy động này đều đang gặp khó khăn bởi sự giám sát chặt chẽ. Trong khi nguồn cung mới ra thị trường từ những dự án mới chưa thể khơi thông do nhiều vướng mắc về pháp lý cần được xem xét để tháo gỡ.

Ảnh minh họa

Những khó khăn kể trên đã khiến không ít các doanh nghiệp bất động sản vừa và nhỏ, các sàn giao dịch, văn phòng môi giới cắt giảm nhân viên, nợ lương và cuối cùng là đóng cửa. Thậm chí doanh nghiệp kinh doanh bất động sản lớn cũng phải lao đao, thông báo cắt giảm trên 90% nhân sự. Nhiều chi nhánh, văn phòng của doanh nghiệp này đóng cửa, trả mặt bằng. Thế nhưng, những doanh nghiệp này vẫn không thoát khỏi nguy cơ bị phá sản trong thời gian tới.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng tiếp cận vốn đã khó, mà ngay cả các khách hàng có nhu cầu mua bất động sản cũng gặp khó bởi các quy định ngặt nghèo của ngân hàng dẫn đến dòng tiền trở nên khan hiếm.

Điều này khiến các doanh nghiệp bất động sản không thu hồi được vốn, đồng nghĩa với việc không thể trả nợ ngân hàng, đẩy tỷ lệ nợ xấu lên rất cao. Cho nên, nếu các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn không kịp thời, thiết thực, doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng bị đào thải, ngừng hoạt động, phá sản.

Chuyên gia bất động sản đánh giá: “Nguyên nhân khiến thị trường trầm lắng, đóng băng, doanh nghiệp phá sản nhiều như hiện nay chủ yếu là do thiếu dòng vốn vay từ ngân hàng, huy động từ trái phiếu và doanh nghiệp không có doanh thu…

Bên cạnh đó, trong bối cảnh các khoản vay ngân hàng bị thắt chặt, thị trường trái phiếu chao đảo và bán hàng trầm lắng khiến dòng tiền của nhiều nhà phát triển bất động sản dần cạn kiệt. Nếu tình trạng này kéo dài thì nguy cơ hàng loạt doanh nghiệp, tập đoàn bất động sản phá sản sẽ ngày một cao”.

Ảnh minh họa

Còn theo ông Loan, chủ một doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh bất động sản tại huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) cho rằng dòng tiền bị nghẽn đang là vướng mắc lớn nhất của thị trường hiện nay. Lãi suất vay ở mức cao dẫn đến thanh khoản sản phẩm ngưng hẳn, nếu tình hình này không được kịp thời tháo gỡ thì khả năng thị trường bất động sản sẽ tiếp tục đóng băng trong những tháng tiếp theo.

Ba tháng trở lại đây, công ty của ông không thực hiện bất cứ giao dịch bất động sản nào, trong khi đó nguồn vốn đã đổ hết vào dự án. Để kéo sức mua, huy động vốn, công ty đã tung ra những chính sách kích cầu, ưu đãi, hỗ trợ lãi vay nhưng vẫn không ăn thua.

Với tình hình hiện nay, ngoài việc huy động vốn từ khách hàng và tín dụng ngân hàng với lãi suất cao, công ty không thể huy động vốn từ các nguồn hợp pháp khác. Ông hy vọng rằng trong thời gian tới, các cấp quản lý sẽ có những biện pháp kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh trở lại.

 

Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

You May Also Like

DIỄN ĐÀN

Dù mới chỉ rục rịch lên thành phố nhưng giá đất huyện Bình Chánh đã chạm ngưỡng 300 triệu đồng/m2. Hứa hẹn là nơi...

DIỄN ĐÀN

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng liên tục tăng cao khiến nhiều người thi nhau đi gửi  nhưng quên mất là điều này...

DIỄN ĐÀN

Sau khi đóng hơn 15 tỷ đồng tiền cọc đấu giá đất ở huyện Diễn Châu (Nghệ An), 73 khách hàng trúng đấu giá...

DIỄN ĐÀN

Từ lâu suy nghĩ cho rằng bất động sản là kênh trú ẩn an toàn cùng với vàng, chứng khoán khi vật giá tăng,...

Advertisement

Copyright © 2023 Cafeland